Quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

 

quyết toán thuế tncn khi dn giải thể  hợp nhất, tách

(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)

1. Trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi công ty TNHH 02 thành viên trở lên bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Thuế thu nhập cá nhân đối với công ty TNHH 02 thành viên trở lên trả thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công thì phải quyết toán thay cho cá nhân có ủy quyền đến thời điểm giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động hoặc tổ chức lại công ty TNHH 2 thành viên trở lên (bao gồm chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp). Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (không bao gồm công ty nhà nước cổ phần hóa) mà công ty chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của công ty TNHH 02 thành viên trở lên được chuyển đổi thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi công ty, công ty khai quyết toán khi kết thúc năm. Cụ thể như sau:

- Công ty TNHH 02 thành viên trở lên trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do công ty trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp công ty TNHH 02 thành viên trở lên không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

- Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán thuế theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).

Lưu ý: Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì không ủy quyền cho công ty trả thu nhập quyết toán thuế thay mà phải trực tiếp khai quyết toán với cơ quan thuế theo quy định.

Bên cạnh đó, trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong từng trường hợp cụ thể được quy định như sau:

Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất công ty:

- Công ty TNHH 02 thành viên trở lên bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi thực hiện chia công ty; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các doanh nghiệp mới được thành lập từ công ty TNHH 02 thành viên trở lên bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

- Công ty TNHH 02 thành viên trở lên bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì công ty bị tách và công ty được tách, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

- Việc tách, chia, hợp nhất, sáp nhập không làm thay đổi thời hạn nộp thuế của công ty bị tách, chia, hợp nhất, sáp nhập. Trường hợp công ty bị  chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc các doanh nghiệp thành lập mới không nộp thuế đầy đủ theo thời hạn nộp thuế đã quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

- Công ty TNHH 02 thành viên trở lên được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chuyển đổi; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà công ty chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của công ty TNHH 02 thành viên trở lên được chuyển đổi thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi, công ty khai quyết toán khi kết thúc năm.

Ví dụ: Công ty TNHH 02 thành viên trở lên A ra quyết định về chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên B vào ngày 01/2/2023. Theo quyết định này, công ty B sẽ kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế của công ty A nên sẽ không cần phải khai quyết toán đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi mà công ty B sẽ khai quyết toán khi kết thúc năm.

- Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp không làm thay đổi thời hạn nộp thuế của công ty TNHH 02 thành viên trở lên được chuyển đổi. Trường hợp công ty được chuyển đổi hoặc các doanh nghiệp thành lập mới không nộp thuế đầy đủ theo thời hạn nộp thuế đã quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động:

- Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp công ty giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp công ty phá sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phá sản.

- Công ty TNHH 02 thành viên trở lên chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do thành viên góp vốn của công ty TNHH 02 thành viên trở lên chịu trách nhiệm nộp theo quy định.

2. Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Xem chi tiết tại công việc "Quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm". 

3. Thời hạn khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

- Chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày công ty TNHH 02 thành viên trở lên bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể hoặc phá sản; công ty TNHH 02 thành viên trở lên trả thu nhập phải nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

- Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó.

Căn cứ pháp lý:

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

3,344
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: