>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Quy định về dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và công trình xây dựng trong Công ty Hợp Danh

Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet

1. Khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng trong công ty hợp danh là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng trong công ty hợp danh là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng của công ty hợp danh đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua nhưng công ty hợp danh vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc theo cam kết với khách hàng. 

Tài khoản dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa là tài khoản 3521. Tài khoản này dùng để phản ánh số dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho số lượng sản phẩm, hàng hóa đã xác định là tiêu thụ trong kỳ. 

Tài khoản dự phòng bảo hành công trinh xây dựng là tài khoản 3522. Tài khoản này dùng để phản ánh số dư phòng bảo hành công trình xây dựng đối với các công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ. 

2. Đối tượng và điều kiện trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng trong công ty hợp danh 

Đối tượng lập dự phòng và điều kiện để công ty hợp danh lập dự phòng là: những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng do công ty hợp danh thực hiện đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua còn trong thời hạn bảo hành và công ty hợp danh vẫn có nghãi vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện, bảo hành theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng. 

Ví dụ: Công ty hợp danh bán điều hòa nhiệt độ cho khách hàng, cam kết bảo hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bán. Như vậy, công ty hợp danh lập dự phòng bảo hành sản phẩm cho số lượng điều hòa nhiệt độ bán ra kèm cam kết bảo hành. 

3. Mức trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng trong công ty hợp danh

- Mức trích lập dự phòng là mức công ty hợp danh dự kiến mức tổn thất để trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã tiêu thụ và dịch vụ đã cung cấp trong năm. 

- Tổng mức trích lập dự phòng tối đa không quá 05% tổng doanh thu tiêu thụ trong năm đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và không quá 05% trên giá trị hợp đồng đối với các công trình xây dựng.

* Lưu ý: Công ty hợp danh lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng có cam kết bảo hành. 

4. Công ty hợp danh thực hiện trích lập dự phòng bảo hảnh sản phầm, hàng hóa, công trình xây dựng 

- Thời điểm công ty hợp danh thực hiện trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng: thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

- Khi trích lập dự phòng, công ty hợp danh phải đảm bảo:

+ Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, thì công ty hợp danh không được trích lập bổ sung khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng.

+ Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn (>) số dư khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, thì công ty hợp danh trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí trong kỳ.

+ Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn (<) số dư khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, thì công ty hợp danh thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch đó và ghi giảm chi phí trong kỳ.

- Hết thời hạn bảo hành, nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số dư còn lại được hoàn nhập vào thu nhập trong kỳ của công ty hợp danh (ghi vào tài khoản 711 "Thu nhập khác"). 

Khi lập dự phòng phải trả, công ty hợp danh được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp, riêng đối với khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá được ghi nhận vào chi phí bán hàng, khoản dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp được ghi nhận vào chi phí sản xuất chung. 

5. Phương pháp kế toán dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa

- Trường hợp công ty hợp danh bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo hành sửa chữa

Trường hợp công ty hợp danh bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo hành sửa chữa cho các khoản hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thời gian bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công ty hợp danh tự ước tính chi phí bảo hành trên cơ sở số lượng sản phẩm, hàng hóa đã xác định là tiêu thụ trong kỳ. Khi lập dự phòng cho chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã bán, ghi:

Nợ tài khoản 641 - Chi phí bán hàng

Có tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3521).

- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã lập ban đầu

Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã lập ban đầu như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài...,:

+ Trường hợp không có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá: Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành sản phẩm, hàng hoá, ghi:

Nợ các tài khoản 621, 622, 627,...

Nợ tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)

Có các tài khoản 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,...

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có các tài khoản 621, 622, 627,...

Khi sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hoá hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:

Nợ tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3521)

Nợ tài khoản 641 - Chi phí bán hàng (phần dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá còn thiếu)

Có tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

+ Trường hợp có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá, số tiền phải trả cho bộ phận bảo hành về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:

Nợ tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3521)

Nợ tài khoản 641 - Chi phí bán hàng (chênh lệch nhỏ hơn giữa dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm, hàng hoá so với chi phí

thực tế về bảo hành)

Có tài khoản 336 - Phải trả nội bộ.

- Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xác định số dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa cần trích lập:

+ Trường hợp số dự phòng cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí, ghi:

Nợ tài khoản 641 - Chi phí bán hàng

Có tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3521).

+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3521)

Có tài khoản 641 - Chi phí bán hàng.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

6,968