Quản lý, trích khấu hao tài sản cố định do thuê hoặc cho thuê trong Doanh Nghiệp Tư Nhân

Quản lý, trích khấu hao tài sản cố định cho thuế hoặc cho thuê tài chính

Hình từ Internet

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần lưu ý đến việc quản lý và trích khấu hao đối với các TSCĐ thuê hoạt động và TSCĐ thuê tài chính để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Cụ thể, như sau:

1. Quản lý, hạch toán đối với TSCĐ thuê hoạt động

Doanh nghiệp đi thuê: Phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê; Doanh nghiệp sẽ không trích khấu hao đối với những TSCĐ này, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cho thuê: Với tư cách là chủ sở hữu đối với TSCĐ, doanh nghiệp cho thuê phải theo dõi, quản lý và trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.

2. Quản lý, hạch toán đối với TSCĐ thuê tài chính

Xác định TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Theo đó, khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Và tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Trách nhiệm quản lý, trích khấu hao:

- Đối với doanh nghiệp đi thuê: Phải theo dõi, quản lý, sử dụng TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của mình và phải thực hiện nghĩa vụ trích khấu hao đối với TSCĐ đi thuê theo quy định.

- Đối với doanh nghiệp cho thuê: Về thực chất TSCĐ cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bởi vậy doanh nghiệp cho thuê phải mở sổ chi tiết để theo dõi cả về hiện vật và giá trị của TSCĐ cho thuê; Tuy nhiên ở đây doanh nghiệp sẽ không phải trích khấu hao đối với những TSCĐ này.

Về thời gian trích khấu hao:

- Nếu ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại TSCĐ: Thì thời gian trích khấu hao TSCĐ sẽ được xác định theo thời gian thuê trong hợp đồng thuê tài chính.

- Nếu doanh nghiệp mua lại TSCĐ thuê tài chính: Thì thời gian trích khấu hao đối với TSCĐ được xác định như là TSCĐ thuộc sở hữu của chính doanh nghiệp (xem chi tiết tại công việc “Thời gian trích khấu hao TSCĐ hữu hình” và “Thời gian trích khấu hao TSCĐ vô hình”).

Lưu ý: Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê, thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê sẽ được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.

Căn cứ pháp lý:

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

1,302