>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Lập hóa đơn khi bị trả lại hàng hóa trong Doanh Nghiệp Tư Nhân

lập hóa đơn khi bị trả lại hàng hóa

Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet

Khi bán hàng, doanh nghiệp tư nhân (bên bán) đã xuất hóa đơn giao cho bên mua và bên mua đã nhận hàng, nhưng bên mua do phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng nên đã trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa.

(1) Trường hợp này, doanh nghiệp tư nhân (bên bán) phải lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa để điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập, doanh nghiệp tư nhân và bên mua có thỏa thuận ghi rõ hàng bán trả lại. Cụ thể, như sau:

- Lập hóa đơn điều chỉnh:

Ghi giảm số lượng hàng hóa đúng bằng với hàng hóa người mua trả lại trên thực tế và ghi dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

- Lập hóa đơn thay thế:

Số lượng hàng hóa ghi trên hóa đơn thay thế đã trừ đi số lượng hàng hóa mà người mua trả lại và ghi dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

(2) Sau đó, doanh nghiệp tư nhân tiến hành ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế/điều chỉnh và gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

(3) Căn cứ vào hóa đơn hoàn trả hàng hóa (hóa đơn mới điều chỉnh/thay thế), doanh nghiệp tư nhân và bên mua thực hiện kê khai thuế/kê khai bổ sung tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn hoàn trả hàng hóa.

Tùy vào cơ quan thuế quản lý trực tiếp mà doanh nghiệp tư nhân có thể tham khảo thêm các Công văn hướng dẫn chi tiết về việc lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa của Cục Thuế tương ứng.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,026