>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Lập hồ sơ giám định suy giảm khả năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Doanh Nghiệp Tư Nhân

Lập hồ sơ giám định suy giảm khả năng lao động cho người lao động

Hình từ Internet

Doanh nghiệp có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định mức suy giảm khả năng lao động cho những người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở của mình. Kết quả giám định mức suy giảm khả năng là điều kiện và là căn cứ để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Việc giám định bao gồm các trường hợp sau:

- Khám giám định lần đầu: là giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp, mà chưa được giám định lần nào ở loại hình giám định đó.

- Khám giám định lại: là giám định mức suy giảm khả năng lao động từ lần thứ hai đối với người lao động bị thương tật, bệnh, tật do tai nạn lao động; hoặc, bị bệnh nghề nghiệp đã được khám giám định, sau đó tái phát, tiến triển.

- Khám giám định tổng hợp: là giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi người lao động thuộc một trong các trường hợp: vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp; bị tai nạn lao động nhiều lần; bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

1. Các trường hợp doanh nghiệp tư nhân phải lập, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị giám định cho người lao động

- Đối với hồ sơ đề nghị giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động

+ Sau khi người lao động bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

+ Sau khi người lao động bị thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

- Hồ sơ giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động

+ Người lao động vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp.

+ Người lao động bị tai nạn lao động nhiều lần.

+ Người lao động bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

- Trường hợp việc lập hồ sơ khám giám định không thuộc trách nhiệm của người lao động, thân nhân của người lao động, cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh và cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương quy định tại Khoản 1, 2, 4, 5 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT

2. Hồ sơ khám giám định

Doanh nghiệp hoàn tất và nộp hồ sơ đề nghị giám định đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh nơi mình đặt trụ sở chính; bao gồm các giấy tờ sau:

HỒ SƠ KHÁM GIÁM ĐỊNH LẦN ĐẦU

Tai nạn lao động

Bệnh nghề nghiệp

1. Giấy giới thiệu của doanh nghiệp (Mẫu Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT).

2. Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

3. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động cấp.

4. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động 

3. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.

4. Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).

HỒ SƠ KHÁM GIÁM ĐỊNH TỔNG HỢP

1. Giấy giới thiệu của doanh nghiệp (Mẫu Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT).

2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định.

3. Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động, hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp hoặc Hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động, hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát.

4. Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Hồ sơ khám giám định lại do tái phát

Trong trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp tái phát thì hồ sơ khám giám định lại bao gồm những giấy tờ sau:

Đối với tai nạn lao động:

- Giấy đề nghị khám giám định (Mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT);

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án (Mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT) hoặc Giấy ra viện ghi rõ tổn thương tái phát (Mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT);

Trường hợp thương tật không có khả năng điều trị ổn định: trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó (Trường hợp tổn thương do tai nạn lao động tiếp tục tiến triển dần đến thay đổi mức độ tổn thương: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại).

- Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực.

Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Đối với bệnh nghề nghiệp

- Giấy đề nghị khám giám định (Mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT);

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án (Mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT) hoặc Giấy ra viện (Mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT) ghi rõ tổn thương tái phát.

Trường hợp bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.

- Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần gần nhất (trong trường hợp bệnh nghề nghiệp tiếp tục tiến triển dần đến thay đổi mức độ tổn thương: Biên bản phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại).

- Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực.

Nếu không có các giấy tờ nêu trên thì nộp Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Thời hạn giới thiệu giám định lại:

Sau ít nhất đủ 24 tháng kể từ ngày người lao động được kết luận mức suy giảm khả năng lao động ở lần giám định liền kề trước đó. Tuy nhiên, nếu do tính chất của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khiến người lao động suy giảm sức khỏe nhanh thì Hội đồng giám định có thể xem xét, quyết định việc giám định lại trước thời hạn.

Lưu ý: Doanh nghiệp có thể liên hệ Sở Y tế địa phương để được cung cấp thông tin liên lạc với Hội đồng giám định y khoa tại địa phương mình.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

1,189