Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp

Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự.

Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý, bao gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, tái chế, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.

Doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

2. Địa điểm kho, bến cảng, nơi tiếp nhận bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ;

3. Kho, thiết bị bốc dỡ, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh phải được thiết kế, xây dựng phù hợp, đáp ứng yêu cầu về bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, phòng cháy và chữa cháy; trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;

4. Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong hoạt động liên quan đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;

Người quản lý phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý hoặc dầu khí.

Ngoài ra, Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải được huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp.

Xem chi tiết tại công việc Huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp  Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy

5. Doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp chỉ được kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp có trong Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam (theo Phụ luc I ban hành kèm theo Thông tư 31/2020/TT-BCT); việc kinh doanh phải bảo đảm đúng quy định trong giấy phép kinh doanh; được mua lại vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức được phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không sử dụng hết.

Hình từ Internet

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp bao gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (Theo Phụ luc IV ban hành kèm theo Thông tư 13/2018/TT-BCT). Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng phải có văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp;

2. Bản sao văn bản giao nhiệm vụ kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp của Thủ tướng Chính phủ;

3. Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

4. Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với kho, phương tiện chuyên dùng vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;

Xem chi tiết tại công việc Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và Văn bản chấp thuận nghiệm thu hệ thống phòng cháy và chữa cháy

5. Các giấy tờ sau:

- Danh sách cán bộ lãnh đạo, quản lý có liên quan trực tiếp đến công tác bảo quản, vận chuyển và kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;

- Hồ sơ cá nhân của người đại diện doanh nghiệp;

- Giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp (nếu có) _ Xem chi tiết tại công việc Đề nghị cấp giấy phép lao động";

- Bảng kê khai hệ thống kho, bến cảng, nhà xưởng của cơ sở kinh doanh và văn bản cho phép đưa công trình vào sử dụng.

- Danh sách phương tiện vận tải chuyên dùng và bản sao giấy phép lưu hành;

- Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng đo lường nhà nước cấp cho cơ sở thí nghiệm vật liệu nổ công nghiệp (nếu có);

- Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;

6. Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp của người đến liên hệ.

Nơi nộp hồ sơ: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Trường hợp không cấp Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

4,008
Công việc tương tự:
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan: