Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Hoạt động phân phối điện

Điều kiện đăng ký hoạt động phân phối điện:

1.  Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.

2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 03 năm.

Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được 15 đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.

Hình từ Internet

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực bao gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 21/2020/TT-BCT).

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

3. Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành (theo Mẫu 3b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 21/2020/TT-BCT); bản sao bằng tốt nghiệp của người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành; tài liệu về kết quả tập huấn sát hạch đạt yêu cầu về an toàn hoặc thẻ an toàn điện, giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành của đội ngũ trưởng ca vận hành.

4. Danh mục các hạng mục công trình lưới điện chính và phạm vi lưới điện do tổ chức đang quản lý. Trường hợp mua bán, sáp nhập, bàn giao không hoàn vốn tài sản lưới điện phải có Biên bản nghiệm thu theo quy định (tham khảo mẫu tại đây) hoặc Biên bản bàn giao tài sản (tham khảo mẫu 01-TSCĐ Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC). 

5. Bản sao Thoả thuận đấu nối vào Hệ thống điện quốc gia theo quy định (mẫu Thỏa thuận đấu nối theo Phụ lục 2 Thông tư 25/2016/TT-BCT); bản đồ ranh giới lưới điện và phạm vi hoạt động.

Nơi nộp hồ sơ:

1. Cục Điều tiết điện lực, trừ trường hợp phân phối điện đến cấp điện áp 35kV tại địa phương. 

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương: đối với hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35kV tại địa phương. 

Hình thức nộp hồ sơ:

1. Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Cục Điều tiết điện lực: Doanh nghiệp gửi hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương. Trường hợp hồ sơ điện tử có dung lượng lớn hoặc các tài liệu theo quy định của pháp luật không được gửi qua mạng thông tin điện tử thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường dịch vụ bưu chính đến Cục Điều tiết điện lực. 

2. Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương: Thực hiện gửi trực tiếp, qua đường dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực (nếu có).

Thủ tục và thời hạn giải quyết hồ sơ

1. Đối với hồ sơ trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương

- Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của Cục Điều tiết điện lực, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, Cục Điều tiết điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực. 

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

2. Đối với hồ sơ trực tuyến nộp cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương: Doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương. 

3. Đối với hồ sơ gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ. Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ. 

- Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản. Hết thời hạn trên, doanh nghiệp không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực. 

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

4,631
Công việc tương tự:
Câu hỏi thường gặp:
Câu hỏi thường gặp: