Giao kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên trong Hộ kinh doanh
Người lao động chưa thành niên (sau đây gọi tắt là NLĐ) là người lao động dưới 18 tuổi, bao gồm:
1. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
2. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi;
3. Người chưa đủ 13 tuổi.
Khi giao kết hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là HĐLĐ) với NLĐ thì hộ kinh doanh cần đặc biệt ghi nhớ những nội dung sau:
NLĐ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi |
NLĐ từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi |
NLĐ chưa đủ 13 tuổi |
Không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc theo quy định Bộ luật Lao động 2019. |
Chỉ được làm công việc nhẹ theo Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH và Nơi làm việc không thuộc các trường hợp sau - Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm - Công trường xây dựng - Cơ sở giết mổ gia súc - Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử; - Danh mục nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên theo Phụ lục IV Ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.
|
Chỉ được làm các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của NLĐ chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan sau: - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi có địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc hợp đồng hợp tác của tổ hợp tác, trong trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của hộ gia đình, cá nhân, trong trường hợp người sử dụng lao động là hộ gia đình hoặc cá nhân. |
Thẩm quyền giao kết HĐLĐ: NLĐ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có Văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của NLĐ. |
Thẩm quyền giao kết HĐLĐ: NLĐ chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó. |
|
Thời giờ làm việc không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. NLĐ có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. |
- Thời giờ làm việc không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; - Không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Người chưa đủ 15 tuổi vừa làm việc vừa học tập hoặc có nhu cầu học tập thì việc bố trí thời giờ làm việc phải bảo đảm không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi. - Khi sử dụng NLĐ chưa đủ 15 tuổi làm việc, hộ kinh doanh phải: + Giao kết HĐLĐ bằng văn bản với NLĐ chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; + Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của NLĐ chưa đủ 15 tuổi; + Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của NLĐ chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng; + Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi. |
|
|
Khi tuyển dụng, sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cơ quan sau: - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi có địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc hợp đồng hợp tác của tổ hợp tác, trong trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của hộ gia đình, cá nhân, trong trường hợp người sử dụng lao động là hộ gia đình hoặc cá nhân. Hồ sơ đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc gồm có: 1. Văn bản đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc hợp đồng hợp tác của tổ hợp tác, trong trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú trong trường hợp người sử dụng lao động là hộ gia đình hoặc cá nhân. 3. Bản sao phiếu lý lịch tư pháp của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động. 4. Bản cam kết chưa từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại trẻ em. 5. Hợp đồng lao động hoặc dự thảo hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động với người chưa đủ 13 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó. Trong trường hợp dự thảo hợp đồng lao động thì phải có Phiếu đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 13 tuổi làm việc theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. 6. Bản sao giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe của người chưa đủ 13 tuổi. Thời khóa biểu hoặc chương trình học tập của cơ sở giáo dục nơi người chưa đủ 13 tuổi đang học tập nếu đang đi học. |
|
- NLĐ chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách. - Hộ kinh doanh khi sử dụng NLĐ chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc NLĐ về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động. - Khi sử dụng NLĐ chưa thành niên, hộ kinh doanh phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; , Sổ theo dõi người lao động chưa thành niên, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. - Hộ kinh doanh phải tạo cơ hội để NLĐ chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Tham khảo các mẫu Hợp đồng lao động: |
Lưu ý:
Người đại diện theo pháp luật của NLĐ là cha, mẹ ruột hoặc người giám hộ hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây