Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Điều kiện để doanh nghiệp được hoạt động phá dỡ tàu biển cũ (đã qua sử dụng)

Phá dỡ tàu biển là hoạt động tháo dỡ toàn bộ cấu trúc tàu biển tại cơ sở phá dỡ tàu biển.

1. Điều kiện đối với cơ sở phá dỡ tàu biển

Cơ sở phá dỡ tàu biển là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm điều kiện sau đây:

Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm cho việc phá dỡ tàu biển.

- Hoàn thành các yêu cầu về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Điều kiện đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động

Cơ sở phá dỡ tàu biển phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có cầu cảng, luồng hàng hải đã được công bố theo quy định tại Nghị định 58/2017/NĐ-CP.

- Đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường và được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường.

- Có nhân lực, quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

- Có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Thêm một đơn vị được phép phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng

Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet

3. Hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động

(1) Văn bản đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2023/NĐ-CP);

(2) Giấy phép môi trường của chủ cơ sở phá dỡ tàu biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính);

(3) Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính);

(4) Văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính).

Thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động: Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.

Cách thức - Nơi nộp hồ sơ: Chủ cơ sở phá dỡ tàu biển nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam.

Trình tự giải quyết: 

- Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra phù hợp của hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn chủ cơ sở phá dỡ tàu biển hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trong quá trình xử lý hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam được tiến hành các hoạt động: khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về cơ sở vật chất của cơ sở phá dỡ tàu biển.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

4,737
Công việc tương tự:
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan: