Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học

Giấy chứng nhận an toàn sinh học là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để chứng nhận sinh vật biến đổi gen an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học và được phép phóng thích vào môi trường trong các điều kiện cụ thể.

1. Điều kiện để sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học

Sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Sinh vật biến đổi gen đã được khảo nghiệm trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu.

- Sinh vật biến đổi gen được Hội đồng an toàn sinh học kết luận là an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học.

Tổ chức cần đăng ký gửi báo cáo kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo mẫu (Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2020/NĐ-CP) tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc hình thức trực tuyến để phục vụ cho việc thực hiên Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

Ngô bảy sắc cầu vồng "độc lạ" | Báo Dân trí

(Hình từ internet)

2. Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học:

Thành phần hồ sơ Số lượng
Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học (Mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 08/2013/TT-BTNMT); 01 tờ
Báo cáo kết quả khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu; 10 bản. Trong đó, có một (01) bản chính và chín (09) bản sao) kèm theo một (01) bản sao văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận kết quả khảo nghiệm
Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học  (Mẫu tại Phụ lục IV của Nghị định 69/2010/NĐ-CP) và kèm theo Tệp điện tử báo cáo đánh giá rủi ro (Mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 08/2013/TT-BTNMT); 10 bản
Tệp tin điện tử chứa thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học (Mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư 08/2013/TT-BTNMT). 01 tệp

Nơi nộp hồ sơ: Tổng cục môi trường.

Thời hạn giải quyết: 

- Thời hạn nộp phí thẩm định hồ sơ: Chậm nhất sau năm (05) ngày kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chấp nhận hồ sơ đăng ký là hợp lệ.

- Thời hạn xem xét hồ sơ: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm gửi văn bản thống báo cho tổ chức về việc chấp nhận hồ sơ là hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.

- Thời hạn thẩm định hồ sơ:

+  Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng tải thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học lên trang thông tin điện tử http://www.antoansinhhoc.vn để lấy ý kiến của công chúng.

+ Thời gian lấy ý kiến công chúng là 30 ngày kể từ ngày thông tin được đăng tải.

+ Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc sau khi kết thúc thời hạn lấy ý kiến của công chúng, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoàn thành bản tổng hợp ý kiến phục vụ cho việc thẩm định.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm: thành lập Tổ chuyên gia, Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định thành lập Hội đồng an toàn sinh học.

+ Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng an toàn sinh học, Cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm tổ chức các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nhằm xem xét, đánh giá hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và tổng hợp, gửi kết quả cho Hội đồng an toàn sinh học.

+ Trong thời hạn 70 ngày kể từ ngày nhận được bản tổng hợp kết quả hỗ trợ kỹ thuật, Tổng cục Môi trường tổ chức các phiên họp của Hội đồng an toàn sinh học để thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

- Thời hạn cấp giấy chứng nhận: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho cây trồng biến đổi gen.

Căn cứ pháp lý:

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

1,239
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan: