Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Công bố hợp quy giống thuỷ sản

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

1. Các trường hợp công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân phải thực hiện công bố hợp quy từ ngày 01/12/2022 khi sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu giống thủy sản có tên tại 06 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau đây:

(1) QCVN 02 - 33 -2: 2021/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giống cá nước ngọt. Phần 2: Cá tra;

(2) QCVN 02 - 33 - 3: 2021/BNNPTNTQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia giống cá nước ngọt. Phần 3;

(3) QCVN 02 - 34 - 1: 2021/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giống tôm nước lợ, tôm biển. Phần 1: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng;

(4) QCVN 02 - 34 - 2: 2021/BNNPTNTQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia giống tôm nước lợ, tôm biển. Phần 1: Tôm hùm; 

(5) QCVN 02 - 36: 2021/BNNPTNTQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia giống cá nước mặn, lợ;

(6) QCVN 02 - 37: 2021/BNNPTNTQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia giống động vật thân mềm.

2. Biện pháp công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng và nhập khẩu giống thủy sản thực hiện công bố hợp quy theo biện pháp: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.

zoology - What are fish seeds? - Biology Stack Exchange

(Hình từ internet)

3. Trình tự công bố hợp quy

3.1. Đối với giống thủy sản sản xuất, ương dưỡng trong nước

Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

(1) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN) và bổ sung nội dung về loại hình đánh giá như sau:

+ Tổ chức chứng nhận đánh giá (bên thứ ba): Tên tổ chức chứng nhận /tổ chức chứng nhận được chỉ định, số giấy chứng nhận, ngày cấp giấy chứng nhận;

+ Tự đánh giá (bên thứ nhất): Ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận Báo cáo tự đánh giá.

(2) Báo cáo kết quả tự đánh giá bao gồm các thông tin sau:

- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

- Tên sản phẩm, hàng hóa, nhà sản xuất;

- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Kết quả thử nghiệm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của tổ chức thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;

- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Trình tự công bố hợp quy:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương;

- Sau khi nộp hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

3.2. Đối với giống thủy sản nhập khẩu

Hoạt động công bố hợp quy tuân theo quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,265
Công việc tương tự:
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan: