Vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì kê khai giá nào? Hàng hóa, dịch vụ nào phải kê khai giá? Quyền của cơ quan tiếp nhận và tổ chức, cá nhân kê khai giá là gì?
>> Có được tổ chức đám cưới ở lòng đường không?
>> Khi nào doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 85/2024/NĐ-CP, vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì việc kê khai giá như sau:
1. Tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng kê khai giá có trách nhiệm gửi văn bản kê khai giá cho cơ quan tiếp nhận kê khai giá quy định tại Điều 16 Nghị định này trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định giá. Cụ thể như sau:
a) Trường hợp tổ chức kinh doanh chỉ thực hiện bán buôn thì kê khai giá bán buôn; trường hợp tổ chức kinh doanh chỉ thực hiện bán lẻ thì kê khai giá bán lẻ;
b) Trường hợp tổ chức kinh doanh vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì kê khai cả giá bán buôn và giá bán lẻ;
c) Trường hợp tổ chức kinh doanh là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì thực hiện kê khai giá bán buôn và giá bán lẻ (nếu có);
d) Trường hợp tổ chức kinh doanh là nhà phân phối độc quyền thì thực hiện kê khai giá bán buôn, giá bán lẻ; tổng đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì thực hiện kê khai giá bán buôn, giá bán lẻ; đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì thực hiện kê khai giá bán lẻ.
Như vậy, tổ chức kinh doanh vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ phải kê khai đầy đủ cả giá bán buôn và giá bán lẻ để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật
File Word Luật Giá và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Toàn bộ biểu mẫu ban hành về Luật Giá theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP |
Vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì kê khai giá nào (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo Điều 14 Nghị định 85/2024/NĐ-CP, hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá được quy định như sau:
1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá được quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này.
2. Căn cứ nhu cầu của công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và yêu cầu quản lý nhà nước về giá, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 Luật Giá theo phân công tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ đặc thù thực hiện kê khai giá tại địa phương theo phân công tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về giá tại địa phương (nếu có).
Tại Điều 18 Nghị định 85/2024/NĐ-CP, quyền và trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận và tổ chức, cá nhân kê khai giá bao gồm những nội dung sau đây:
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Tổ chức tiếp nhận kê khai giá bằng hình thức phù hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định này;
b) Tổ chức cập nhật thông tin về giá kê khai vào cơ sở dữ liệu về giá;
c) Được sử dụng mức giá kê khai trong công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường theo quy định;
d) Có quyền yêu cầu các tổ chức thực hiện kê khai giá bổ sung đầy đủ nội dung kê khai giá trong trường hợp kê khai thiếu nội dung theo quy định tại Nghị định này;
đ) Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kê khai giá theo thẩm quyền quản lý tiếp nhận kê khai giá tại Điều 16 của Nghị định này, thẩm quyền quản lý nhà nước về giá theo quy định của Luật Giá.
2. Tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng kê khai giá:
a) Thực hiện hình thức kê khai giá theo hướng dẫn của cơ quan tiếp nhận kê khai giá theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Nghị định này;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu và số liệu của mức giá kê khai phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá và mặt bằng giá thị trường; chấp hành thực hiện báo cáo về mức giá kê khai theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận kê khai giá để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra giá; chấp hành việc kiểm tra (bao gồm kiểm tra yếu tố hình thành giá), thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).