Doanh nghiệp có được giữ nguyên các ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật hay không? – Gia Huy (Ninh Bình).
>> Xác định giá trị rủi ro thanh toán trong công ty chứng khoán như thế nào?
>> Làm cách nào để xác định giá trị rủi ro thị trường của công ty chứng khoán?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đang áp dụng đối với nhà đầu tư trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực, nhà đầu tư được bảo đảm thực hiện ưu đãi đầu tư như sau:
(1) Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư, trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 01/01/2021.
(2) Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư.
>> Xem thêm bài viết:
>> Làm cách nào để kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện?
>> Những ngành, nghề và địa bàn nào được hưởng ưu đãi đầu tư?
>> Đối tượng nào được hưởng ưu đãi đầu tư?
Ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật (Ảnh minh họa)
Quy định tại trường hợp (2) Mục 1 không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
- Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;
- Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
- Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
(khoản 3, khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư 2020)
Để được xem xét, giải quyết bằng một trong số các biện pháp nêu trên, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị cho cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo một trong các giấy tờ sau: Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền cấp có quy định về ưu đãi đầu tư (nếu có). Văn bản đề nghị gồm các nội dung sau:
- Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;
- Ưu đãi đầu tư theo quy định tại văn bản pháp luật trước thời điểm văn bản pháp luật mới có hiệu lực gồm: loại ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi, mức ưu đãi (nếu có);
- Nội dung văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đã áp dụng đối với nhà đầu tư;
- Đề xuất của nhà đầu tư về áp dụng biện pháp bảo đảm đầu tư.
(khoản 3 Điều 4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)
Thời hạn gửi yêu cầu: 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành (khoản 5 Điều 13 Luật Đầu tư 2020).
Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp vượt thẩm quyền, cơ quan đăng ký đầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định (khoản 4 Điều 4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP).
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì các ưu đãi đầu tư dược bảo đảm gồm:
- Ưu đãi đầu tư được quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác do người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, áp dụng theo quy định của pháp luật;
- Ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp nêu trên.
XEM CHI TIẾT CÁC CÔNG VIỆC PHÁP LÝ CẦN BIẾT TRONG QUÁ TRÌNH: |
||