Sắp tới công ty sẽ hỗ trợ nhân viên khi học ở Trường Đại học Lao động – Xã hội nên tôi muốn biết thông tin của trường để liên hệ hỏi một số vấn đề? – Phương Nhi (TP. Hồ Chí Minh).
>> Thông tin liên hệ của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội?
>> Năm 2024, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của công ty mất khả năng thanh toán như thế nào?
- Tên cơ quan: Trường Đại học Lao Động - Xã Hội.
- Địa chỉ:
+ Cơ sở Hà Hội (CSI): Số 43 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
+ Cơ sở Tp. Hồ Chí Minh (CSII): Số 1018 Tô Ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cập nhật danh sách văn bản trung ương mới nhất
Thông tin liên hệ của trường Đại học Lao động Xã hội (Hình từ Internet)
*Trường Đại học Lao Động - Xã Hội cơ sở Hà Hội (CSI):
- Điện thoại: 043.5564584
- Fax: 043.5564584
- Website: http://www.ulsa.edu.vn/
- Facebook: www.facebook.com/ULSAHaNoi
*Trường Đại học Lao Động - Xã Hội cơ sở Tp. Hồ Chí Minh (CSII):
- Điện thoại: (028) 3883 7218
- Fax (028) 3883 7218
- Email: ldxh@gmail.com
- Website: http://ldxh.edu.vn/
Trường Đại học Lao Động - Xã Hội có nhiệm vụ và chức năng như sau đây:
- Chức năng: Đào tạo nhân lực trình độ cử nhân các khối ngành kinh tế, xã hội; nghiên cứu và ứng dụng khoa học phục vụ giáo dục, đào tạo và phát triển kinh tế - xã hội.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển Nhà trường qua từng giai đoạn, kế hoạch hoạt động hàng năm trình Bộ phê duyệt.
+ Tổ chức đào tạo nhân lực trình độ cử nhân; tổ chức quá trình đào tạo, thi đánh giá kết quả học tập, cấp văn bằng, chứng chỉ đối với người học theo quy định.
+ Tham gia quá trình tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.
+ Tổ chức tuyển sinh và quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học; thực hiện chính sách xã hội đối với người học thuộc diện được hưởng chính sách xã hội ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Hợp tác, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục trong nước và quốc tế.
+ Hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho Trường.
+ Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của Trường. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Nhà nước và của Bộ.
+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật.Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Bộ Giáo dục, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội giao theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định 97/2023/NĐ-CP, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên từ năm học 2023 - 2024 đến năm học 2026 - 2027 như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng
Khối ngành |
Năm học 2023 - 2024 |
Năm học 2024 - 2025 |
Năm học 2025 - 2026 |
Năm học 2026 - 2027 |
Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên |
1.250 |
1.410 |
1.590 |
1.790 |
Khối ngành II: Nghệ thuật |
1.200 |
1.350 |
1.520 |
1.710 |
Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật |
1.250 |
1.410 |
1.590 |
1.790 |
Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên |
1.350 |
1.520 |
1.710 |
1.930 |
Khối ngành V: Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y |
1.450 |
1.640 |
1.850 |
2.090 |
Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác |
1.850 |
2.090 |
2.360 |
2.660 |
Khối ngành VI.2: Y dược |
2.450 |
2.760 |
3.110 |
3.500 |
Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường |
1.200 |
1.500 |
1.690 |
1.910 |
- Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.
- Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.
- Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.