Cho tôi hỏi khi nào cơ quan điều tra ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh? Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh trong bao lâu? – Việt Đức (Đồng Nai).
>> Năm 2023, người phiên dịch trong tố tụng cạnh tranh được quy định thế nào?
>> Các trường hợp doanh nghiệp tập trung kinh tế bị cấm năm 2023?
Căn cứ theo quy định tại Điều 80 Luật Cạnh tranh 2018 thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp sau đây:
- Việc khiếu nại vụ việc cạnh tranh đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 77 của Luật Cạnh tranh 2018 và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Luật Cạnh tranh 2018;
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.
Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh năm 2023 (Ảnh minh họa)
Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh được thực hiện theo quy định tại Điều 81 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:
- Thời hạn điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh là 09 tháng kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
- Thời hạn điều tra vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 90 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 60 ngày.
- Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 60 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 45 ngày.
- Việc gia hạn điều tra phải được thông báo đến bên bị điều tra và các bên liên quan chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày kết thúc thời hạn điều tra.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Cạnh tranh 2018, trong quá trình điều tra, xử lý vụ Luật Cạnh tranh 2018 việc cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính sau đây theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
- Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 35/2020/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh bằng văn bản.
Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh phải có các nội dung chính tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2020/NĐ-CP sau đây:
(1) Ngày, tháng, năm;
(2) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan, tổ chức, cá nhân bị kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;
(3) Tóm tắt hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh;
(4) Lý do cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;
(5) Thời gian, phạm vi và biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh cần được áp dụng và các kiến nghị cụ thể khác.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, cơ quan được yêu cầu phải ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh. Trường hợp cơ quan được yêu cầu từ chối áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do (khoản 3 Điều 26 Nghị định 35/2020/NĐ-CP).
>> Xem thêm bài viết:
>> Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh năm 2023
>> Việc xác định thị trường liên quan năm 2023 được quy định thế nào?
>> Việc xác định thị phần và thị phần kết hợp năm 2023 được quy định thế nào?