Theo như quy định hiện nay quyền đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả được quy định như thế nào? – Yến Nhi (Bình Thuận).
>> Từ ngày 26/4/2023, đối tượng nào không được bảo hộ quyền tác giả?
>> Tác phẩm phái sinh là gì? Tác phẩm phái sinh được bảo hộ khi nào?
Ngày 26/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định này có hiệu lực kể từ lúc ban hành.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật Số 07/2022/QH15 (bổ sung Điều 12a vào trước trước Điều 13 trong Mục 1 Chương I Phần thứ hai của Luật Sở hữu trí tuệ 2005), theo đó tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm. Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quyền của đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả được quy định thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Điều 36 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật số 72/2022/QH15), bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, quyền của đồng tác giá, đồng chủ sở hữu quyền tác giả được quy định như sau:
(i) Các đồng tác giả đồng thời là đồng chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận về việc thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 12a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15).
(ii) Các đồng tác giả không đồng thời là đồng chủ sở hữu quyền tác giả thì các đồng tác giả thỏa thuận về việc thực hiện quyền nhân thân, các đồng chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận về việc thực hiện quyền tài sản đối với tác phẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và khoản 3 Điều 47 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15).
(iii) Các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả không được phản đối việc cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm theo cách thông thường và vì lợi ích chung.
(iv) Đồng chủ sở hữu quyền tác giả có thể tuyên bố bằng văn bản về việc từ bỏ quyền của mình đối với tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) và thông báo cho các đồng chủ sở hữu quyền tác giả khác biết. Quyền của đồng chủ sở hữu quyền tác giả đã tuyên bố từ bỏ được tự động chuyển giao cho các đồng chủ sở hữu quyền tác giả khác.
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm di cảo (là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả chết) thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Số 36/2009/QH12).
Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả - Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12 1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn. 2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau: a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này; b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết; c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả. |