Zalo thu phí năm 2025 phải không? Phí đăng ký tài khoản zalo năm 2025 là bao nhiêu? Phí cấp lại mật khẩu Zalo năm 2025 là bao nhiêu?
>> Vikki bank là ngân hàng gì? Ngân hàng Đông Á đổi tên thành Vikki Bank?
>> Giấy xác nhận độc thân có giá trị bao lâu?
Năm 2025, khi đăng ký tài khoản Zalo từ số điện thoại mới, ứng dụng Zalo sẽ yêu cầu người dùng gửi tin nhắn có phí đến tổng đài để nhận mã OTP kích hoạt tài khoản.
Mức phí đăng ký tài khoản Zalo mới là 5000 đồng/tin nhắn.
Cụ thể, khi đăng ký tài khoản mới, Zalo sẽ yêu cầu người dùng gửi tin nhắn theo cú pháp: ZALO gửi 7539 (5000đ/tin nhắn) để nhận mã xác thực.
Như vậy, năm 2025, Zalo triễn khai thu phí đăng ký tài khoản mới (5000 đồng/tin nhắn). Trong khi trước đó, việc đăng ký tài khoản mới, xin cấp lại mật khẩu, nhận mã xác nhận từ Zalo đều là hoàn toàn miễn phí.
![]() |
File Excel tính lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng năm 2025 |
![]() |
Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Phí đăng ký tài khoản zalo năm 2025 là 5000 đồng/tin nhắn (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Ngoài thu phí đăng ký tài khoản mới, zalo cũng triển khai thu phí khi người dùng yêu cầu cấp lại mật khẩu đăng nhập.
Theo đó, khi yêu cầu cấp lại mật khẩu đăng nhập tài khoản Zalo, ứng dụng sẽ yêu cầu người dùng phải nhắn tin đến tổng đài 6020 để nhận mã xác nhận với mức phí là 1.000 đồng/tin nhắn hoặc gọi đến tổng đài với giá cước 1.000 đồng/phút.
Cụ thể người dùng quên mật khẩu đăng nhập tài khoản Zalo và yêu cầu cấp lại mật khẩu mới theo hai cách dưới đây:
Cách 1: Gọi điện đến tổng đài 19001223 và làm theo hướng dẫn.
Cách 2: Soạn tin nhắn theo cú pháp: ZALO gửi 6020 (1000đ/tin nhắn) chỉ áp dụng cho nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile, Gmobile.
Như vậy, năm 2025, phí cấp lại mật khẩu Zalo là 1000đ/tin nhắn.
Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về “Phí đăng ký tài khoản zalo năm 2025 là bao nhiêu? Zalo thu phí năm 2025?”
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Căn cứ Điều 4 Luật Viễn thông 2023 quy định chính sách của Nhà nước về viễn thông như sau:
1. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng phổ cập, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây theo hướng bền vững, hiện đại; hình thành hạ tầng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.
2. Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông.
3. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phân định rõ hoạt động viễn thông công ích và kinh doanh viễn thông.
4. Thúc đẩy việc ứng dụng Internet trong lĩnh vực hành chính, giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học và lĩnh vực khác.
5. Nghiên cứu, phát triển các công nghệ, tiêu chuẩn, ứng dụng về Internet thế hệ mới, công nghệ vệ tinh tầm thấp, công nghệ mạng viễn thông thế hệ tiếp theo.
6. Đầu tư xây dựng, hiện đại hóa mạng viễn thông dùng riêng phục vụ hoạt động quốc phòng, an ninh, hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
7. Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực viễn thông đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, kinh doanh hiệu quả cơ sở hạ tầng viễn thông.
8. Tăng cường hợp tác quốc tế về viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.