Tôi là Nhân viên văn phòng có tham gia BHXH đầy đủ. Vừa rồi tôi có nằm viện điều trị. Nay tôi đã xuất viện nhưng, sức khỏe chưa ổn định, chưa thể đi lại được. Vậy tôi có được nhờ thân nhân tôi đi nộp hồ sơ để đề nghị thanh toán thanh toán tiền viện phí tại cơ quan BHXH được không?
>> Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ tử tuất cho người lao động là bao lâu?
>> Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có việc làm có được hưởng nữa không?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì
"Điều 29. Nộp hồ sơ, giải quyết thanh toán trực tiếp
1. Người bệnh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật của người bệnh trực tiếp nộp hồ sơ quy định tại Điều 28 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.[...]"
Như vậy, trường hợp anh/chị không thể tự mình thực hiện nộp hồ sơ giải quyết thanh toán trực tiếp thì có thể nhờ người thân theo quy định nêu trên trực tiếp hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú, thành phần hồ sơ gồm có:
- Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm:
+ Thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
+ Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
- Hóa đơn và các chứng từ có liên quan
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!