PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cho mình hỏi: Theo mình tìm hiểu vừa có quyết định ban hành đối với việc nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm, vậy đối tượng áp dụng là ai? Hạn mức là bao nhiêu? Khi nào bắt đầu nâng hạn mức?
>> Địa chỉ trên thẻ BHYT có khác với địa chỉ trên CMND không?
>> Nghỉ 6 tháng thai sản có tính vào thời gian hưởng BHTN?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Ngày 20/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 32/2021/QĐ-TTg đối với việc nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm.
Đối tượng được áp dụng:
Theo đó, quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi như sau:
Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu đồng).
Có thể thấy, hạn mức trả tiền bảo hiểm này đã tăng lên so với hạn mức bảo hiểm theo quy định tại Quyết định 21/2017/QĐ-TTg là 75.000.000 đồng (bảy mươi lăm triệu đồng).
Lưu ý:
Đối với các khoản tiền gửi đã phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm nhưng chưa được chi trả theo quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, hạn mức trả tiền bảo hiểm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg.
Quyết định 32/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 12/12/2021 thay thể Quyết định 21/2017/QĐ-TTg.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!