Đối với quy định của pháp luật hiện hành, khi tham đấu thầu quốc tế thì phải tuân thủ các quy định như thế nào? – Minh Thuận (Thanh Hóa).
>> Quy định về cấp phép, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ năm 2023?
>> Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất trong đấu thầu năm 2023 được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013, đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Năm 2023, việc đấu thầu quốc tế được quy định như thế nào? (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ tại Điều 15 Luật Đấu thầu 2013 (được sửa đổi bởi điểm g khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020), điều kiện tổ chức đấu thầu quốc tế được quy định như sau:
(i) Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế.
- Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.
(ii) Dự án đầu tư có sử dụng đất, trừ trường hợp hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Căn cứ tại Điều 9 Luật Đấu thầu 2013, ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu quốc tế là Tiếng anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh.
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 95/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 09/2022/NĐ-CP), đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế được quy định như sau:
Điều 4. Đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế - Nghị định 95/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 09/2022/NĐ-CP) 1. Khi tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, cơ quan mua sắm phải tổ chức đấu thầu nội khối theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp người có thẩm quyền xét thấy cần tổ chức đấu thầu quốc tế để mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án, gói thầu. 2. Trường hợp tổ chức đấu thầu nội khối đối với gói thầu cung cấp dịch vụ, cơ quan mua sắm thực hiện như sau: a) Đối với gói thầu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm cho phép nhà thầu nội khối tham dự thầu; b) Đối với gói thầu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép nhà thầu nội khối tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các Nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự thầu; c) Đối với gói thầu quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép nhà thầu nội khối tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các Nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ai-len tham dự thầu; d) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ thuộc mã CPC 75231 (các dịch vụ mạng dữ liệu), CPC 75232 (các dịch vụ thông tin và tin nhắn điện tử), CPC 84 (dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan) quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép nhà thầu thuộc các Nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu trong nước tham dự thầu. 3. Trường hợp tổ chức đấu thầu nội khối đối với gói thầu cung cấp hàng hóa, cơ quan mua sắm thực hiện như sau: a) Đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm chỉ cho phép nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các Nước thành viên tham dự thầu; b) Đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các Nước thành viên Hiệp định CPTPP, các Nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ai-len tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các Nước thành viên Hiệp định CPTPP chào hàng hóa có xuất xứ từ các Nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự thầu; c) Đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các Nước thành viên Hiệp định CPTPP, các Nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ai-len tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các Nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ai-len chào hàng hóa có xuất xứ từ các Nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ai-len tham dự thầu.” |
Như vậy, đối với hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định nêu trên.