Pháp luật quy định những trường hợp nào là hành vi xâm phạm quyền liên quan? – An Khuê (Vĩnh Phúc).
>> Việc chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan năm 2023 được quy định thế nào?
>> Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền liên quan và giới hạn quyền liên quan năm 2023?
Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định các hành vi xâm phạm quyền liên quan cụ thể như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022), nếu xâm phạm các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn quy định tại Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) thì đây là hành vi xâm phạm quyền liên quan của người biểu diễn.
Toàn văn file word Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành |
Năm 2023, trường hợp nào được xem là xâm phạm quyền liên quan? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại khoản 2 Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022), trường hợp nếu xâm phạm các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, hoặc chủ sở hữu quyền vi phạm quy định về các ngăn cấm tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi được quy định tại Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) thì được xem là hành vi xâm phạm quyền liên quan của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022), nếu xâm phạm các quyền của tổ chức phát sóng, hoặc chủ sở hữu quyền vi phạm quy định về các ngăn cấm tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi được quy định tại Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) là xâm phạm quyền liên quan của tổ chức phát sóng.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022), không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền liên quan và giới hạn quyền liên quan tại Điều 32 và Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 9 và khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022), là hành vi xâm phạm quyền liên quan.
Căn cứ tại khoản 5 Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định hành vi xâm phạm quyền liên quan là hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều 35 và Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 8 và khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022).
Tại khoản 6 Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền liên quan.
Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền liên quan theo quy định của pháp luật theo khoản 7 Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022).
Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền liên quan theo quy định của pháp luật theo khoản 8 Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022).
Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, chào bán, bán hoặc cho thuê thiết bị, hệ thống khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, hệ thống đó giải mã trái phép hoặc chủ yếu để giúp cho việc giải mã trái phép tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa quy định tại khoản 9 Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022).
Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp quy định tại khoản 10 Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022).
Tại khoản 11 Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (bổ sung tại khoản 3 Điều 198b Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) được xem là xâm phạm quyền liên quan.
>> Xem thêm bài viết và công việc liên quan:
>> Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình năm 2023? Quyền của tổ chức phát sóng?
>> Theo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền của người biểu diễn năm 2023 được quy định thế nào?
>> Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan trong doanh nghiệp
>> Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan trong doanh nghiệp