Mã ngành 4229 quy định về vấn đề gì? Muốn thành lập công ty chuyên về xây dựng công trình công ích khác thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 2819 là gì? Sản xuất máy thông dụng khác thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 4293 là gì? Xây dựng công trình chế biến, chế tạo thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 4229 là về xây dựng công trình công ích khác (Theo STT 42 Phần F Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Xây dựng công trình xử lý bùn.
- Xây dựng các công trình công ích khác chưa được phân vào đâu.
Loại trừ: Hoạt động quản lý dự án liên quan đến các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).
Như vậy, Trường hợp muốn thành lập công ty chuyên về xây dựng công trình công ích khác thì đăng ký mã ngành 4229 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4229: Xây dựng công trình công ích khác (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 61 Luật Xây dựng 2014 (được bổ sung bởi khoản 18 và điểm c khoản 64 Điều 1 Luật số: 62/2020/QH14), việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:
- Các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước gồm:
+ Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác.
+ Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại.
+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án.
+ Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.
+ Khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án.
- Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn đầu tư công do người quyết định đầu tư quyết định.
- Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu về quy hoạch, an toàn, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm xây dựng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt.
Căn cứ Điều 68 Luật Xây dựng 2014, chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
(i) Chủ đầu tư có các quyền sau:
- Lập, quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng 2014.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án.
- Lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầu tư vấn để lập, quản lý dự án.
- Tổ chức lập, quản lý dự án; quyết định thành lập, giải thể Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo thẩm quyền.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(ii) Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
- Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng.
- Lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng 2014.
- Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
- Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư.
- Tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 66 Luật Xây dựng 2014.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.