Mã hóa dữ liệu là gì? Một vài ví dụ về mã hóa dữ liệu trong nghiên cứu khoa học? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực dữ liệu theo quy định pháp luật?
>> Các cơ sở sản xuất bánh kẹo tết sử dụng phụ gia thực phẩm cần đảm bảo các nguyên tắc nào?
>> Giá trị của biên lai được xác định dựa vào điều gì?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Dữ liệu 2024 giải thích định nghĩa mã hóa dữ liệu cụ thể như sau: :
…
13. Chủ quản dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác dữ liệu theo yêu cầu của chủ sở hữu dữ liệu.
14. Chủ sở hữu dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền quyết định việc xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng và trao đổi giá trị của dữ liệu do mình sở hữu.
15. Quyền của chủ sở hữu dữ liệu đối với dữ liệu là quyền tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự.
16. Mã hoá dữ liệu là việc áp dụng các phương pháp, thuật toán mã hóa hoặc giải pháp kỹ thuật để chuyển đổi dữ liệu từ định dạng nhận biết được sang định dạng không nhận biết được.
17. Giải mã dữ liệu là việc áp dụng các phương pháp, thuật toán mã hóa hoặc giải pháp kỹ thuật để chuyển đổi dữ liệu được mã hóa từ định dạng không nhận biết được sang định dạng nhận biết được.
18. Điều phối dữ liệu là hoạt động tổ chức điều động và phân phối dữ liệu, quản lý, giám sát, tối ưu hóa luồng dữ liệu chia sẻ giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.
Theo đó, mã hóa dữ liệu có thể được hiểu là việc áp dụng các phương pháp, thuật toán mã hóa hoặc giải pháp kỹ thuật để chuyển đổi dữ liệu được mã hóa từ định dạng không nhận biết được sang định dạng nhận biết được.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Mã hóa dữ liệu là gì? Một vài ví dụ về mã hóa dữ liệu trong nghiên cứu khoa học
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Mã hóa dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học, giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm và đảm bảo tính bảo mật. Dưới đây là các ví dụ phổ biến về kỹ thuật mã hóa dữ liệu:
- Mã hóa đối xứng (Symmetric Encryption)
Phương pháp này sử dụng cùng một khóa cho cả quá trình mã hóa và giải mã. Một thuật toán nổi bật là AES (Advanced Encryption Standard). Trong nghiên cứu khoa học, AES thường được dùng để bảo vệ thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như dữ liệu bệnh nhân trong các nghiên cứu y tế, đảm bảo chỉ những người có khóa mới truy cập được dữ liệu.
- Mã hóa bất đối xứng (Asymmetric Encryption)
Phương pháp này dựa trên một cặp khóa: khóa công khai (public key) để mã hóa và khóa riêng (private key) để giải mã. Thuật toán RSA là một ví dụ tiêu biểu. Trong nghiên cứu khoa học, RSA được sử dụng để đảm bảo an toàn khi truyền tải dữ liệu qua mạng, cho phép chỉ người nhận có khóa riêng mới có thể giải mã thông tin.
- Mã hóa băm (Hashing)
Kỹ thuật này chuyển đổi dữ liệu thành một chuỗi ký tự cố định, không thể đảo ngược. Một ví dụ phổ biến là thuật toán SHA-256. Trong nghiên cứu khoa học, mã hóa băm giúp xác minh tính toàn vẹn của dữ liệu, đảm bảo dữ liệu không bị chỉnh sửa trong quá trình lưu trữ hoặc truyền tải.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Trong hoạt động dữ liệu các hành vi bị nghiêm cấm cụ thể như sau:
|