Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc là gì? Cần đáp ứng những điều kiện gì để cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải? – Thu Thủy (Hải Dương).
>> Lãi suất cho vay gián tiếp của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định như thế nào?
>> Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng quy chế cho vay gián tiếp?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 70/2016/NĐ-CP thì vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc (viết tắt là vùng hoa tiêu bắt buộc) là phần giới hạn trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi, được xác định từ vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển, cảng dầu khí ngoài khơi và ngược lại mà tàu biển khi di chuyển phải sử dụng hoa tiêu dẫn tàu theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam.
Một vùng hoa tiêu bắt buộc bao gồm một hoặc nhiều tuyến dẫn tàu.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ hoa tiêu hàng hải (Ảnh minh họa)
Hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng. Theo đó, tổ chức hoa tiêu hàng hải là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dẫn tàu thuyền đến, rời cảng biển, hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2016/NĐ-CP thì dịch vụ hoa tiêu hàng hải phải đảm bảo các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, cụ thể như sau:
Điều kiện về tổ chức và vốn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải được quy định tại Điều 17 Nghị định 70/2016/NĐ-CP như sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Do nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ.
Căn cứ Điều 18 Nghị định 70/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 2 Nghị định 147/2018/NĐ-CP) thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải phải đáp ứng các điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất như sau:
(1) Người được giao phụ trách lĩnh vực cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải phải là hoa tiêu ngoại hạng.
(2) Có đủ số lượng hoa tiêu tối thiểu đã được cấp giấy chứng nhận vùng hoạt động phù hợp với tuyến dẫn tàu được giao. Việc xác định số lượng hoa tiêu tối thiểu các hạng và số lượng phương tiện tối thiểu để đưa, đón hoa tiêu được thực hiện như sau:
- Số lượng hoa tiêu tối thiểu các hạng được tính căn cứ theo tuyến dẫn tàu, số lượng tàu và trọng tải tàu hoạt động trên tuyến trong 03 năm trước đó (đối với tuyến dẫn tàu mới mở thì số lượng hoa tiêu tối thiểu các hạng được tính căn cứ trên số lượng tàu và trọng tải tàu dự báo hoạt động trên tuyến đó trong 03 năm đầu tiên); số ngày làm việc tối đa hàng năm của người lao động theo quy định của pháp luật, số lượng hoa tiêu tối thiểu trên mỗi tuyến phải bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu dẫn tàu và tối thiểu 10% dự trữ trên tổng số hoa tiêu.
- Số lượng phương tiện tối thiểu để đưa, đón hoa tiêu được xác định căn cứ vào số lượt tàu được dẫn hàng năm của doanh nghiệp hoa tiêu và điều kiện hàng hải tại khu vực dẫn tàu.
- Cục Hàng hải Việt Nam công bố số lượng hoa tiêu tối thiểu các hạng và số lượng phương tiện tối thiểu để đưa, đón hoa tiêu của mỗi tuyến dẫn tàu; giao vùng hoa tiêu bắt buộc và tuyến dẫn tàu cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoa tiêu theo nguyên tắc một tuyến dẫn tàu chỉ do một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải đảm nhận.
XEM CHI TIẾT CÁC CÔNG VIỆC PHÁP LÝ CẦN BIẾT TRONG QUÁ TRÌNH: |
||