Có thể hiểu khai trương hồng phát là gì? Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động của doanh nghiệp? Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm những gì?
>> Vận tải hàng không, dịch vụ bảo hiểm qua đại lý, thời điểm lập hóa đơn là khi nào?
>> Cúng khai trương quay mặt hướng nào cho hợp phong thủy?
Dịp đầu nặm mới, các hàng quán, cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp thường tổ chức khai trương đầu năm mới cầu mong mọi sự hanh thông, thuận lợi trong công việc trong năm. Khoản thời gian này thường được lựa chọn những ngày đẹp, phù hợp với tuổi của chủ daonh nghiệp để tổ chức các lễ cúng khai trương với những lễ vật được chuẩn bị chu toàn. Bên cạnh đó, dịp này cũng là cơ hội để trao gửi những lời chúc tốt lành hi vọng một năm thuận buồm xuôi gió. Một trong những câu chúc dịp khai trương quen thuộc “Khai trương hồng phát” mang nhiều ý nghĩa cho người nhận.
Qúy khách hàng có thể tham khảo nội dung giải thích dưới đây để tìm hiểu khai trương hồng phát là gì:
- Ý nghĩa từng từ:
+ Khai trương: Là sự khởi đầu, mở cửa hoạt động kinh doanh hoặc dịch vụ lần đầu tiên.
+ Hồng: Đại diện cho sự may mắn, thành công và tài lộc, thường gắn liền với màu đỏ.
+ Phát: Biểu trưng cho sự phát triển, thịnh vượng và thành đạt trong kinh doanh.
Khai trương hồng phát mang ý nghĩa cầu chúc cho cửa hàng, doanh nghiệp hay công ty sẽ có khởi đầu suôn sẻ, thuận lợi và ngày càng phát triển hay mở rộng lớn mạnh trong hoạt động kinh doanh mua bán; sự nghiệp của người tạo dựng sẽ đầy hưng thịnh, tài lộc dồi dào trong năm mới.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Có thể hiểu khai trương hồng phát là gì; Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động của doanh nghiệp
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020 về các hành vi bị cấm trong hoạt động doanh nghiệp cụ thể như sau:
1. Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh.
4. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
5. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
6. Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.
7. Lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:
|