Hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng có giống nhau không? Ví dụ hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng? Cách tính tiền lãi gửi tiết kiệm ngân hàng năm 2024?
>> Trường hợp phải cử người thay thế người đại diện theo pháp luật?
>> CRM là gì? ERP là gì? CRM và ERP giúp gì cho doanh nghiệp?
Hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng là hai loại hợp đồng khác nhau. Cụ thể về hai loại hợp đồng này như sau:
Căn cứ Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy thể hiểu hợp đồng vay tiền cũng là hợp đồng vay tài sản mà theo đó một bên (bên cho vay) đồng ý cho bên kia (bên vay) một số tiền cụ thể với điều kiện bên vay phải hoàn trả số tiền đó kèm khoản lãi theo thỏa thuận nếu có.
Các bên trong hợp đồng vay tiền là tổ chức, cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự.
Lãi suất trong hợp đồng vay tiền do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay (khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015).
Ví dụ hợp đồng vay tiền: A viết giấy tay cho B vay số tiền là 10 triệu đồng trong thời hạn 2 năm với lãi suất 10%/năm.
File Excel tính tiền lãi gửi tiết kiệm ngân hàng |
Hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng là hai loại hợp đồng khác nhau
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Hiện nay không có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về hợp đồng tín dụng nhưng có thể hiểu hợp đồng tín là là thỏa thuận cho vay quy định tại Điều 23 Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Theo đó, một bên là cá nhân, tổ chức và một bên là tổ chức tín dụng thỏa thuận về việc tổ chức tín dụng cho cá nhân, tổ chức vay vốn theo lãi suất, thời hạn, số tiền vay…
Hợp đồng tín dụng phải được lập thành văn bản và phải có những nội dung tối thiểu sau đây:
- Thông tin tổ chức tín dụng và khách hàng: tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, số CMND/thẻ căn cước/hộ chiếu.
- Số tiền cho vay, hạn mức cho vay và hạn mức thấu chi (nếu có).
- Mục đích sử dụng vốn vay.
- Đồng tiền cho vay và đồng tiền trả nợ.
- Phương thức cho vay.
- Thời hạn cho vay và thời hạn duy trì hạn mức.
- Lãi suất cho vay, nguyên tắc xác định lãi suất, phí liên quan.
- Giải ngân vốn và phương tiện thanh toán.
- Điều khoản về trả nợ gốc, lãi suất, và thứ tự thu hồi nợ.
- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và thông báo chuyển nợ quá hạn.
- Trách nhiệm của khách hàng trong việc cung cấp tài liệu và phối hợp với tổ chức tín dụng.
- Các trường hợp chấm dứt cho vay và thu nợ trước hạn.
- Quy định về xử lý nợ vay, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
- Hiệu lực của thỏa thuận cho vay.
Về lãi suất cho vay của hợp đồng tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa (khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN).
Ví dụ hợp đồng tín dụng: Anh A ký hợp đồng tín dụng thế chấp căn hộ chung cư cho ngân hàng TMCP C số tiền 100 triệu đồng trong thời hạn 20 năm với lãi suất là 7%/năm.
Tóm lại, hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng là hai loại hợp đồng khác nhau.
Hợp đồng vay tiền là thỏa thuận giữa cá nhân hoặc tổ chức, trong đó bên cho vay giao tiền cho bên vay với điều kiện hoàn trả cùng lãi suất (nếu có), do các bên thỏa thuận và không vượt quá 20%/năm theo Bộ luật Dân sự 2015. Hợp đồng tín dụng là thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và cá nhân hoặc tổ chức, quy định rõ về số tiền vay, lãi suất, thời hạn và các điều khoản khác, phải lập thành văn bản và tuân theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
Xem hướng dẫn cách sử dụng và tải về tại bài viết: File Excel tính tiền lãi gửi tiết kiệm ngân hàng 2024
Trên đây là toàn bộ nội dung về sự khác nhau, ví dụ hợp đồng vay tiền, hợp đồng tín dụng và cách tính tiền lãi gửi tiết kiệm ngân hàng 2024