Hoạt động phát huy giá trị di tích bao gồm những hoạt động nào? Di trì thực hành, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể được quy định như thế nào theo Luật Di sản văn hóa 2024?
>> Chiết khấu là gì? Ý nghĩa của chiết khấu là gì?
Hoạt động phát huy giá trị di tích bao gồm những hoạt động nào? Di trì thực hành, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể được quy định như thế nào theo Luật Di sản văn hóa 2024?
Theo quy định tại Điều 26 Luật Di sản văn hóa 2024 quy định hoạt động phát huy giá trị di tích bao gồm:
(i) Nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa về giá trị di tích; ứng dụng khoa học, công nghệ vào việc phát huy giá trị di tích.
(ii) Tuyên truyền, giáo dục, quảng bá, trưng bày, phổ biến, giới thiệu ở trong nước và nước ngoài về vai trò, ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích.
(iii) Hướng dẫn, thuyết minh phục vụ khách tham quan.
(iv) Tổ chức hoặc liên doanh, liên kết tổ chức hoạt động du lịch, dịch vụ phục vụ công chúng tham quan, nghiên cứu, học tập tại di tích.
(v) Phát triển sản phẩm, dịch vụ và tạo điều kiện để cộng đồng trên địa bàn có di tích tham gia phát triển sản phẩm, dịch vụ liên quan đến di tích.
(vi) Nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu tài liệu, hiện vật gắn với giá trị di tích.
(vii) Hoạt động văn hóa ở di tích; tổ chức thực hành, trình diễn, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích.
(viii) Trưng bày, triển lãm lưu động bên ngoài phạm vi di tích.
(ix) Hoạt động phát huy giá trị di tích khác theo quy định của pháp luật.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Hoạt động phát huy giá trị di tích bao gồm những hoạt động nào
(Hình minh họa – Nguồn minh họa)
2. Duy trì thực hành, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể được quy định như thế nào theo Luật Di sản văn hóa 2024?
Căn cứ tại Điều 15 Luật Di sản văn hóa 2024 quy định về di trì thực hành , truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể như sau:
(i) Nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể duy trì thực hành, truyền dạy, giữ gìn giá trị của di sản văn hóa trong cộng đồng và lan tỏa di sản văn hóa đến cộng đồng khác trong xã hội.
(ii) Nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể tổ chức các hoạt động truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể ở phạm vi trong và ngoài cộng đồng nhằm củng cố, tăng số lượng, chất lượng thực hành di sản văn hóa phi vật thể, ưu tiên các di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số, dân tộc thiểu số rất ít người để bảo đảm di sản văn hóa được duy trì thực hành thường xuyên, liên tục, đúng với giá trị, bản chất và chức năng của di sản văn hóa; giảm nguy cơ mai một, thất truyền thông qua các hình thức sau đây:
- Nghệ nhân, người thực hành truyền dạy tri thức, kỹ năng và biểu đạt văn hóa cho thế hệ kế cận trong cộng đồng chủ thể thông qua thực hành di sản văn hóa phi vật thể.
- Nghệ nhân, người thực hành truyền dạy tri thức, kỹ năng và biểu đạt văn hóa cho cộng đồng khác thông qua đào tạo có chủ đích.
Theo quy định tạị Điều 20 Luật Di sản văn hóa 2024 về các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội truyền thống bao gồm:
(i) Bảo đảm cộng đồng chủ thể được chủ động tham gia thực hành nghi thức truyền thống trong không gian văn hóa và thời điểm theo đúng chu kỳ của lễ hội.
(ii) Bảo đảm quyền của cộng đồng chủ thể trong việc chủ động lựa chọn hình thức quảng bá lễ hội và đối tượng ngoài cộng đồng tiếp cận hay tham gia tổ chức, thực hiện các hoạt động trong lễ hội.
(iii) Phục hồi có chọn lọc nghi thức truyền thống và trò diễn dân gian trong lễ hội trên cơ sở sự đồng thuận tham gia rộng rãi nhất của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể.
(iv) Có biện pháp hỗ trợ cộng đồng ngăn chặn các yếu tố, những hoạt động ảnh hưởng đến thành tố, cấu trúc lễ hội và không đúng quy định nếp sống văn minh trong các hoạt động tại lễ hội.
(v) Khuyến khích việc phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài về nguồn gốc, nội dung, giá trị tiêu biểu, độc đáo của lễ hội.