Dự án PPP là gì? Các thông tin liên quan đến PPP? Lĩnh vực đầu tư, quy mô và phân loại dự án PPP năm 2024 được quy định như thế nào? – Thu Hương (Bạc Liêu).
>> Dự án BT là gì? Hợp đồng BT là gì? Cách xác định giá trị Dự án BT 2024?
>> Loại và cấp công trình xây dựng theo Luật Xây dựng 2024?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 thì:
Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:
- Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
- Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;
- Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.
08 từ viết tắt thường gặp trong các hợp đồng về đầu tư
Mẫu văn bản nâng cao (có hướng dẫn cách sử dụng)
Dự án PPP là gì? Các thông tin liên quan đến PPP năm 2024? (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Theo quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 thì các thông tin liên quan đến PPP sẽ được công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bao gồm:
(1) Thông tin về quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án PPP;
(2) Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
(3) Thông tin về nhà đầu tư được lựa chọn, doanh nghiệp dự án PPP;
(4) Nội dung chính của hợp đồng dự án PPP bao gồm: tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn trong dự án; loại hợp đồng; thời hạn thực hiện dự án; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; hình thức và địa điểm thu giá, phí (nếu có) và các thông tin cần thiết khác;
(5) Giá trị quyết toán vốn đầu tư công trong dự án PPP trong trường hợp có sử dụng vốn đầu tư công;
(6) Văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP;
(7) Cơ sở dữ liệu về nhà đầu tư;
(8) Thông tin giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
Bên cạnh đó, ngoài việc công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các thông tin quy định tại các điểm (1), (2), (3) và (4) phải được công bố trên trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền.
Các thông tin trên được khuyến khích đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Theo quy định tại Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 thì lĩnh vực đầu tư, quy mô và phân loại dự án PPP như sau:
- Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
(i) Giao thông vận tải;
(ii) Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;
(iii) Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;
(iv) Y tế; giáo dục - đào tạo;
(v) Hạ tầng công nghệ thông tin.
- Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định như sau:
+ Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại các điểm (i), (ii), (iii) và (v) ở trên; trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng;
+ Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm (v) nêu trên;
+ Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại điểm (i) và điểm (ii) nêu trên không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.
- Dự án PPP được phân loại theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:
+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;
+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
- Chính phủ quy định chi tiết về lĩnh vực đầu tư và quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với từng lĩnh vực.