Doanh thu thuần là gì? Chỉ tôi cách tính doanh thu thuần của doanh nghiệp? Rất mong được hỗ trợ chi tiết để tôi thuận lợi trong quá trình kinh doanh! – Quốc Bảo (Kiên Giang).
>> Vốn hóa là gì? Cách tính vốn hóa hiện nay là như thế nào?
>> Hướng dẫn cách tra cứu hợp đồng Homecredit và những lưu ý về vấn đề này?
Hiện nay, nhiều người thắc mắc doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần của doanh nghiệp như thế nào? Do đó, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ làm rõ nội dung doanh thu thuần là gì và cách tính doanh thu thuần của doanh nghiệp… qua bài viết này:
Doanh thu thuần có tên tiếng Anh "Net Revenue" là khoản tiền doanh nghiệp nhận về từ việc bán hàng hóa và dịch vụ được khấu trừ các loại thuế và các khoản giảm trừ (bao gồm: thuế xuất nhập khẩu, doanh thu bị trả lại, giảm giá bán hàng, chiết khấu thương mại…). Doanh thu thuần có ý nghĩa vô cùng quan trọng với hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó:
- Doanh thu thuần được xem là một chỉ tiêu quan trọng trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thể hiện kết quả của việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định.
- Doanh thu thuần phản ánh đúng kết quả, chất lượng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp do đã loại trừ các khoản giảm trừ doanh thu.
- Nhà quản trị doanh nghiệp thông qua việc phân tích chỉ tiêu doanh thu thuần sẽ có căn cứ để đưa ra các chính sách từ bán hàng, sản xuất, phân phối sản phẩm.
- Doanh nghiệp có thể xác định tình hình kinh doanh và so sánh với các kỳ trước và kế hoạch đã đặt ra.
- Chỉ tiêu doanh thu thuần đưa ra cái nhìn tổng quan về quá trình tăng trưởng qua các thời kỳ, từ đó chủ doanh nghiệp có thể lập kế hoạch phát triển hợp lý.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
Doanh thu thuần là gì, cách tính doanh thu thuần của doanh nghiệp (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Doanh thu thuần được tính bằng công thức sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng cộng của doanh nghiệp – Tổng giá trị các khoản giảm trừ doanh thu.
Theo đó:
- Doanh thu tổng cộng của doanh nghiệp là tổng giá trị của các sản phẩm được bán ra bởi doanh nghiệp.
- Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
Doanh thu thuần có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, dưới đây là những ý nghĩa chính của doanh thu thuần:
Đo lường hiệu suất kinh doanh: Doanh thu thuần là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cho biết tổng giá trị các sản phẩm và dịch vụ đã được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. Khi so sánh doanh thu thuần với các chi phí hoạt động, doanh nghiệp có thể đánh giá được lợi nhuận và khả năng tạo ra giá trị kinh doanh.
Xác định khả năng tăng trưởng: Doanh thu thuần là một chỉ số quan trọng để đo lường khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Nếu doanh thu thuần tăng theo thời gian, điều này cho thấy doanh nghiệp đang phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Tăng trưởng doanh thu thuần có thể đồng nghĩa với việc tăng cường sự cạnh tranh và mở rộng thị phần của doanh nghiệp.
Định hình chiến lược kinh doanh: Doanh thu thuần cung cấp thông tin cần thiết để định hình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng cách phân tích doanh thu thuần theo từng ngành, thị trường hoặc sản phẩm, doanh nghiệp có thể xác định các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng và tập trung đầu tư và phát triển vào những lĩnh vực đó.
Đo lường hiệu quả quản lý: Doanh thu thuần cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. Nếu doanh thu thuần tăng trong khi chi phí hoạt động được kiểm soát, điều này cho thấy rằng doanh nghiệp đang có một chiến lược kinh doanh hiệu quả và quản lý tài chính tốt.
Tạo động lực cho nhân viên: Doanh thu thuần cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực cho nhân viên. Khi doanh thu thuần tăng, tức là doanh nghiệp đạt được thành công kinh doanh. Điều này có thể thúc đẩy nhân viên làm việc chăm chỉ hơn, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Điều 81. Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu – Thông tư 200/2014/TT-BTC 1. Nguyên tắc kế toán ... c) Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau: - Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần). - Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp). Khoản chiết khấu thương mại cần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợp như: + Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng; + Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ. d) Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau: - Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần). - Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất... ... e) Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như: bán hàng (sản phẩm, hàng hoá), cung cấp dịch vụ. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo. … |