Sau khi được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ nào? – Hồng Gấm (Ninh Bình).
>> Thẩm định hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong bao lâu?
>> Làm cách nào để xác định và kê khai doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hóa từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Hiện nay, để được chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện:
- Là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;
- Có năng lực thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; và
- Doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ theo quy định.
Ngoài ra, doanh nghiệp muốn được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ còn cần phải nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 13/2019/NĐ-CP.
>> Xem thêm bài viết:
>> Thủ tục đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ năm 2022
>> Thẩm định hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong bao lâu?
Toàn văn File word Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Chính sách ưu đãi và hỗ trợ dành cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo Điều 57 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định về việc khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cụ thể:
- Doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá được quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tài trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn.
- Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật về công nghệ cao. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong nước được hỗ trợ lãi suất vay vốn tại ngân hàng.
Ngoài những ưu đãi nêu trên, doanh nghiệp khoa học và công nghệ còn được hưởng những chính sách ưu đãi khác được quy định tại Điều 20 Nghị định 13/2019/NĐ-CP như:
(1) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kết quả khoa học và công nghệ thuộc sở hữu nhà nước;
(2) Hưởng chế độ miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan;
(3) Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác thực hiện theo quy định của pháp luật;
(4) Được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà;
(5) Hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và các quỹ khác theo quy định của pháp luật để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh;
(6) Ưu tiên trong việc sử dụng trang thiết bị nghiên cứu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của nhà nước;
(7) Được hỗ trợ các dịch vụ tư vấn, đào tạo của các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp do các cơ quan nhà nước thành lập;
(8) Được Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao và Ủy ban nhân dân các địa phương ưu tiên cho thuê đất, cơ sở hạ tầng với mức giá thấp nhất theo quy định; và
(9) Được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định.
XEM CHI TIẾT CÁC CÔNG VIỆC PHÁP LÝ CẦN BIẾT TRONG QUÁ TRÌNH: |
||