Công ty đại chúng muốn phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu cần đáp ứng những điều kiện gì?
>> Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng gồm những gì?
>> Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty sau chia, tách công ty gồm những gì?
Căn cứ Điều 62 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu cần đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Có phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
(ii) Nguồn vốn chủ sở hữu đủ để tăng vốn cổ phần, cụ thể như sau:
- Nguồn vốn chủ sở hữu để tăng vốn cổ phần được căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, bao gồm các nguồn sau:
+ Thặng dư vốn cổ phần.
+ Quỹ đầu tư phát triển.
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
+ Quỹ khác (nếu có) được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác, nguồn thực hiện được căn cứ trên báo cáo tài chính của công ty mẹ.
- Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, lợi nhuận quyết định phân phối không được vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán. Trường hợp lợi nhuận quyết định phân phối thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, công ty chỉ được thực hiện việc phân phối sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ.
(iii) Tổng giá trị các nguồn quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất khoản (ii) Mục này phải đảm bảo không thấp hơn tổng giá trị vốn cổ phần tăng thêm theo phương án được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
(iv) Có phương án xử lý phần lẻ cổ phần, cổ phiếu lẻ (nếu có) được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua.
(v) Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận về đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức tín dụng hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
File word Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp |
Điều kiện công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 63 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đại chúng bao gồm:
(i) Báo cáo phát hành theo Mẫu số 16 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
(ii) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành.
(iii) Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua việc triển khai phương án phát hành.
>>Xem thêm mẫu:
- Mẫu Bản thông báo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (Phụ lục số 17) ban hành kèm Thông tư 118/2020/TT-BTC.
(iv) Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
(v) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua phương án xử lý phần lẻ cổ phần, cổ phiếu lẻ (nếu có).
(vi) Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức tín dụng hoặc văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
(vii) Quyết định của cấp có thẩm quyền của công ty con thông qua việc phân phối lợi nhuận, sao kê có xác nhận của ngân hàng chứng minh việc đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ trong trường hợp công ty mẹ phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và nguồn vốn thực hiện thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất, cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.
Xem chi tiết tại bài viết: Năm 2024, có bao nhiêu hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng?