Doanh nghiệp bên tôi là việc trong khu nhà có khối tích của các khối nhà làm việc từ 20.000 m3 thì có thuộc diện cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ không?
>> Giám đốc công ty cổ phần có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
>> Thủ tục phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, đơn cử như sau:
- Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 10 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 25.000 m3 trở lên.
- Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 10.000 m3 trở lên;
- Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa loại I, loại II; bến xe khách loại 1, loại 2; trạm dừng nghỉ loại 1; nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
- Gara để xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên;
- Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên...
Xem chi tiết tại công việc: Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!