Vì kinh doanh khó khăn nên tôi đã làm thủ tục phá sản doanh nghiệp, nhưng vẫn cho công nhân làm việc bình thường thì có vi phạm pháp luật không? – Kiều Kha (Bình Định).
>> Thành lập sàn thương mại điện tử 2024 thì đăng ký mã ngành nghề nào?
>> Là chủ doanh nghiệp bị phá sản 2024, bao lâu được thành lập công ty mới?
Căn cứ Điều 47 Luật Phá sản 2014, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản 2014 thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Như vậy, sau khi mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Theo đó, việc công ty đã làm thủ tục phá sản doanh nghiệp nhưng vẫn cho công nhân làm việc bình thường thì không vi phạm pháp luật.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động sau khi mở thủ tục phá sản năm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản 2014, sau khi mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp bị cấm thực hiện những hoạt động sau đây:
- Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản.
- Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014.
- Từ bỏ quyền đòi nợ.
- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp.
Căn cứ khoản 2 Điều 72 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà có một trong các hành vi quy định tại Mục 2 bài viết này.
Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền nêu trên, doanh nghiệp có hành vi vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm (theo khoản 3 Điều 72 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Điều 26. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ - Luật Phá sản 2014 1. Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, chủ nợ quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. 2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau: a) Ngày, tháng, năm; b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản; c) Tên, địa chỉ của người làm đơn; d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản; đ) Khoản nợ đến hạn. Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn. 3. Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Điều 30. Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản - Luật Phá sản 2014 1. Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau: a) Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân; b) Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện. 2. Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. |