PHÁP LÝ KHỎI NGHIỆP cho tôi hỏi: Tôi có được ủy quyền cho người khác nhận trợ cấp thất nghiệp không?
>> Nghỉ ngang có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
>> BHXH được đóng như thế nào trong mùa giãn cách?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Trường hợp người lao động không đến nhận trợ cấp thất nghiệp, khoản 8 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trong 03 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bên cạnh đó, khoản Điều 29 Nghị định 28/2015/NĐ-CP đã quy định:
Điều 29. Quyền của người lao động
3. Được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17, nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định này.
Như vậy, hiện nay, người được hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và ủy quyền nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP. Do đó, người lao động phải trực tiếp đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp mà không được ủy quyền cho người khác nhận thay.
Theo phân tích trên, người lao động không được ủy quyền người khác nhận thay trợ cấp thất nghiệp mà phải tự mình đến nhận. Tuy nhiên, nếu người lao động xác định từ đầu không đến nhận trực tiếp thì có thể đăng ký nhận qua tài khoản ngân hàng theo mẫu đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động có thể chọn các cách nhận trợ cấp thất nghiệp như sau:
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!