Nhà thầu liên danh là gì? Có được chỉ định thầu cho nhà thầu liên danh hay không? Nhà thầu liên danh có phải thực hiện bảo đảm dự thầu hay không?
>> Sản phẩm xuất xứ từ khu vực có chỉ dẫn địa lý được bảo hộ thì có thể sử dụng chỉ dẫn địa lý đó?
>> Tổ chức tín dụng có thể bảo lãnh cho doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài?
Căn cứ quy định khoản 26 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023, nhà thầu là tổ chức, cá nhân hoặc kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danh tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn.
Trường hợp liên danh, thỏa thuận liên danh phải quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu.
Theo đó, nhà thầu liên danh có thể hiểu là sự kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danh tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn.
File word Luật Đấu thầu và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực năm 2024 |
Mẫu Giấy ủy quyền tham dự đấu thầu [Mẫu số 20 kèm theo Mẫu hồ sơ 6A_E-HSMT] |
Được phép chỉ định thầu cho nhà thầu liên danh (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 78 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về quy trình chỉ định thầu rút gọn. Theo đó, bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc để chuẩn bị và gửi Dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư dự kiến có khả năng thực hiện gói thầu.
Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác.
Như vậy, đối với trường hợp chỉ định thầu, bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi Dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nhà thầu được chủ đầu tư xác định có thể là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh.
Vì vậy, được phép chỉ định thầu cho nhà thầu liên danh. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp nhà thầu được chỉ định thầu phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu, đồng thời gói thầu phải thuộc trường hợp chỉ định thầu, đáp ứng các điều kiện chỉ định thầu theo quy định tại Điều 23 Luật Đấu thầu 2023.
Căn cứ khoản 7 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023, trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh.
Theo đó, nhà thầu liên danh vẫn phải thực hiện bảo đảm dự thầu theo quy định.
Lưu ý:
- Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
- Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 9 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
Xem chi tiết tại bài viết: Bảo đảm dự thầu là gì? Khi nào phải hoàn trả bảo đảm dự thầu?
Điều 14. Bảo đảm dự thầu – Luật Đấu thầu 2023 1. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện một trong các biện pháp sau đây để bảo đảm trách nhiệm dự thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: a) Đặt cọc; b) Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam; c) Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam. 2. Bảo đảm dự thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp; b) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với lựa chọn nhà đầu tư. |