Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam gồm những loại nào? Thanh Hào (Bình Thuận).
>> Doanh nghiệp khai khống vốn điều lệ sẽ bị xử phạt như thế nào?
>> Các trường hợp doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hình sự?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
1. Hiến pháp của Quốc hội.
2. Bộ luật của Quốc hội.
3. Luật của Quốc hội.
4. Nghị quyết của Quốc hội.
5. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
6. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
7. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
8. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
9. Lệnh của Chủ tịch nước.
10. Quyết định của Chủ tịch nước.
11. Nghị định của Chính phủ.
12. Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
13. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
14. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
15. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
16. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
17. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
18. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
19. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
20. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
21. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
22. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
23. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
24. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
25. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã.
26. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nội dung nêu trên được căn cứ tại Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020 (sau đây gọi gọn là Luật ban hành văn bản QPPL).
Toàn văn file word Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các Nghị định hướng dẫn thi hành |
Trong số các loại văn bản quy phạm pháp luật có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhưng không phải bất kỳ Quyết định nào của Thủ tướng Chính phủ cũng là văn bản quy phạm pháp luật (không chỉ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà nhiều loại văn bản khác cũng có tính chất tương tự). Ví dụ: Quyết định 18/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật, nhưng Quyết định 930/QĐ-TTg ngày 03/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Do đó, cần xem số, ký hiệu của văn bản để biết được nó có phải là văn bản quy phạm pháp luật hay không. Cụ thể như sau:
1. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện rõ số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản.
2. Việc đánh số thứ tự của văn bản quy phạm pháp luật phải theo từng loại văn bản và năm ban hành. Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được đánh số thứ tự theo từng loại văn bản và nhiệm kỳ của Quốc hội.
3. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp như sau:
a) Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”.
b) Số, ký hiệu của pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”.
c) Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sắp xếp theo thứ tự như sau: “số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản - tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản”.
Nội dung nêu trên được căn cứ tại Điều 10 Luật ban hành văn bản QPPL.