Tỷ giá giao dịch thực tế có phải là tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán không?
Tỷ giá giao dịch thực tế có phải là tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán không?
Căn cứ quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC về tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái như sau:
Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái
1.1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:
- Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ;
- Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;
- Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.
1.2. Các loại tỷ giá hối đoái (sau đây gọi tắt là tỷ giá) sử dụng trong kế toán
Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào:
- Tỷ giá giao dịch thực tế;
- Tỷ giá ghi sổ kế toán.
Khi xác định nghĩa vụ thuế (kê khai, quyết toán và nộp thuế), doanh nghiệp thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế.
...
Như vậy, theo quy định trên tỷ giá giao dịch thực tế là một trong các tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán khi các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thực hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán.
Với việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam căn cứ vào: tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá ghi sổ kế toán.
Tỷ giá giao dịch thực tế có phải là tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán không? (Hình từ Internet)
Xác định tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính?
Căn cứ quy định tại tiết điểm b điểm 1.3 khoản 1 Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 53/2016/TT-BTC về tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái như sau:
Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
...
.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái:
...
b) Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các Khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản ngoại tệ.
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính;
- Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.
- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá xấp xỉ quy định tại Điểm a Khoản này để hạch toán các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kế toán doanh nghiệp sử dụng tỷ giá chuyển Khoản của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Tỷ giá chuyển Khoản này có thể là tỷ giá mua hoặc bán hoặc tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại.
...
Như vậy, theo quy định trên nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính như sau:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản:
+ Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính.
+ Đối với các Khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản ngoại tệ.
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính;
- Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.
- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá xấp xỉ quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC để hạch toán các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kế toán doanh nghiệp sử dụng tỷ giá chuyển Khoản của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
Tỷ giá chuyển Khoản này có thể là tỷ giá mua hoặc bán hoặc tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại.
- Cách đăng ký thuế trong trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngày 06/02/2025?
- Tổng quan lệ phí môn bài 2025? Ai phải nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài 2025?
- Chi tiết bản đồ hành chính TP HCM? Lương tối thiểu vùng tại TP HCM hiện nay là bao nhiêu?
- Hướng dẫn nộp thuế môn bài 2025 qua Etax Mobile chi tiết? Thời hạn nộp thuế môn bài năm 2025?
- Tiền thưởng sau khi vô địch của cầu thủ đội tuyển bóng đá Việt Nam có phải chịu thuế TNCN không?
- Năm 2025, lương 12 triệu đóng thuế TNCN bao nhiêu tiền đối với cá nhân cư trú?
- Điểm mới Luật Đầu tư công 2024 áp dụng từ 01/01/2025? Loại phí nào là đối tượng đầu tư công?
- Giảm tối thiểu 20% công chức viên chức hưởng lương từ NSNN để giảm biên chế tinh gọn bộ máy? Công chức thuế có bao nhiêu ngạch?
- Linh vật Ất Tỵ Tết Nguyên đán 2025 trên 63 tỉnh thành Việt Nam?
- Trạng thái 06 người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo Thông tư 86?