Trường hợp phát hiện có sai sót về số tiền thuế nội địa phải thu thì việc điều chỉnh sổ kế toán thuế thực hiện như thế nào?
Trường hợp phát hiện có sai sót về số tiền thuế nội địa phải thu thì việc điều chỉnh sổ kế toán thuế thực hiện như thế nào?
Sửa chữa sổ kế toán thuế được quy định tại Điều 27 Thông tư 111/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
Sửa chữa sổ kế toán thuế
...
3. Trường hợp phát hiện sai, sót về số tiền phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ sau thời điểm đóng kỳ kế toán thuế đến trước khi báo cáo kế toán thuế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì việc điều chỉnh sổ kế toán thuế thực hiện như sau:
a) Đối với điều chỉnh theo văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Bộ phận kế toán thuế lập chứng từ điều chỉnh sai, sót để ghi dữ liệu điều chỉnh vào sổ kế toán thuế của năm trước theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
b) Đối với điều chỉnh do cơ quan thuế phát hiện sai, sót: Chỉ điều chỉnh số liệu vào sổ kế toán thuế của năm trước nếu được sự phê duyệt của Tổng cục Thuế và có thuyết minh cụ thể. Trường hợp không được sự phê duyệt của Tổng cục Thuế, đơn vị kế toán thực hiện điều chỉnh số liệu vào sổ kế toán thuế của năm hiện tại theo thông tin “năm ngân sách” để làm cơ sở thuyết minh báo cáo kế toán thuế của năm hiện tại theo quy định điểm d khoản 3 Điều 8 Thông tư này.
...
Theo đó, trường hợp phát hiện sai, sót về số tiền thuế nội địa phải thu sau thời điểm đóng kỳ kế toán thuế đến trước khi báo cáo kế toán thuế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì việc điều chỉnh sổ kế toán thuế thực hiện như sau:
- Đối với điều chỉnh theo văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Bộ phận kế toán thuế lập chứng từ điều chỉnh sai, sót để ghi dữ liệu điều chỉnh vào sổ kế toán thuế của năm trước theo quy định tại Điều 14 Thông tư 111/2021/TT-BTC.
- Đối với điều chỉnh do cơ quan thuế phát hiện sai, sót: Chỉ điều chỉnh số liệu vào sổ kế toán thuế của năm trước nếu được sự phê duyệt của Tổng cục Thuế và có thuyết minh cụ thể. Trường hợp không được sự phê duyệt của Tổng cục Thuế, đơn vị kế toán thực hiện điều chỉnh số liệu vào sổ kế toán thuế của năm hiện tại theo thông tin “năm ngân sách” để làm cơ sở thuyết minh báo cáo kế toán thuế của năm hiện tại theo quy định điểm d khoản 3 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC.
Trường hợp phát hiện có sai sót về số tiền thuế nội địa phải thu thì việc điều chỉnh sổ kế toán thuế thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Phạm vi, nhiệm vụ của công tác kế toán thuế nội địa được quy định như thế nào?
Phạm vi, nhiệm vụ của công tác kế toán thuế nội địa được quy định tại Điều 5 Thông tư 111/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
(1) Phạm vi của công tác kế toán thuế trong tổ chức thực hiện hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế
- Công tác kế toán thuế là một trong các chức năng quản lý thuế của cơ quan thuế, sử dụng các kết quả của hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế khác đã hoàn thành xử lý để thực hiện công tác kế toán thuế theo các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư 111/2021/TT-BTC.
(2) Nhiệm vụ của công tác kế toán thuế
- Thực hiện thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế, lập chứng từ kế toán thuế theo quy định tại Mục 1 Chương II Thông tư này để thực hiện ghi sổ kế toán thuế.
- Đối chiếu, kiểm tra số liệu đã hạch toán đảm bảo khớp đúng với thông tin đầu vào có nguồn gốc phát sinh từ các hồ sơ nghiệp vụ quản lý thuế liên quan đến công tác kế toán thuế.
- Trường hợp phát hiện sai sót trong quá trình hạch toán kế toán thuế thì phải xác định nguyên nhân và yêu cầu xử lý theo quy định tại Điều 14, Điều 16 Thông tư này.
- Lưu trữ, quản lý, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán thuế theo quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2021/TT-BTC.
- Cung cấp thông tin, tài liệu kế toán thuế trung thực, đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật về kế toán và quản lý thuế.
- Các nhiệm vụ của công tác kế toán thuế được Phân hệ kế toán thuế thực hiện tự động hoặc được công chức làm công tác kế toán thuế thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và theo thẩm quyền trên Phân hệ kế toán thuế.
(3) Nhiệm vụ của các bộ phận chức năng quản lý thuế tại cơ quan thuế các cấp khi thực hiện hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế
- Xử lý hồ sơ nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định tại các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành, đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.
- Kiểm soát xử lý dữ liệu của hồ sơ nghiệp vụ quản lý thuế trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế theo quy định tại Quy chế quy định trách nhiệm về kiểm soát xử lý dữ liệu trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành.
- Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin cung cấp cho thông tin đầu vào của kế toán thuế theo quy định tại Điều 12 Thông tư 111/2021/TT-BTC.
- Đối chiếu, rà soát dữ liệu hồ sơ nghiệp vụ quản lý thuế và các thông tin quản lý thuế với người nộp thuế đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời.
- Trường hợp phát hiện sai, sót hoặc điều chỉnh hồ sơ nghiệp vụ quản lý thuế liên quan đến công tác kế toán thuế làm ảnh hưởng đến thông tin hạch toán kế toán thuế thì phải xử lý, điều chỉnh kịp thời theo quy định.
- Khi nào nộp 50% mức thuế môn bài 2025 phải nộp cả năm?
- Hồ sơ kiểm toán nhà nước chỉ được khai thác khi nào năm 2025?
- Thông tư 105/2020/TT-BTC còn hiệu lực không? Áp dụng đến khi nào?
- Huân chương lao động hạng 3 là gì? Tiền thưởng kèm theo Huân chương lạo động hạng 3 có chịu thuế TNCN không?
- Thông báo lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 63 tỉnh thành phố trên cả nước của cán bộ, công chức? Mua pháo hoa Tết có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
- Lỗi vi phạm giao thông nào đến ngày 01/01/2026 mới bị xử phạt theo Nghị định 168?
- Quyết định cưỡng chế phong tỏa tài khoản phải được ban hành tại các thời điểm nào?
- Mã số thuế đã cấp có được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác hay không?
- Cá nhân hoạt động kinh doanh không thường xuyên nộp thuế môn bài 2025 bao nhiêu?
- Kiểm toán viên cho người khác sử dụng Chứng chỉ kiểm toán viên của mình để đăng ký hành nghề kiểm toán bị phạt bao nhiêu tiền?