Tổng hợp điểm mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024?
Tổng hợp điểm mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024?
Hiện tại, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đã ban hành Thông tư 61/2024/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 01/04/2025, quy định về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.
Theo đó, có một số điểm mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.
Dưới đây là tổng hợp điểm mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024/TT-NHNN:
- Điều kiện bảo lãnh
Ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ xem xét cấp bảo lãnh cho chủ đầu tư khi đáp ứng các điều kiện như:
+ Chủ đầu tư phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Nghĩa vụ bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp.
+ Được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng hoàn trả số tiền khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
+ Chủ đầu tư phải có văn bản xác nhận từ cơ quan quản lý nhà nước về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.
- Trình tự thực hiện bảo lãnh
+ Ngân hàng sẽ xem xét và quyết định cấp bảo lãnh dựa trên đề nghị của chủ đầu tư hoặc bên bảo lãnh đối ứng.
+ Sau khi ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, bên bảo lãnh sẽ phát hành thư bảo lãnh cho chủ đầu tư để cung cấp cho bên mua khi ký hợp đồng mua, thuê mua nhà ở.
- Thời hạn hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh
Thỏa thuận cấp bảo lãnh có hiệu lực từ thời điểm ký cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt và mọi nghĩa vụ của chủ đầu tư đã hoàn thành, trừ khi các bên thỏa thuận chấm dứt trước thời hạn.
- Nội dung của thỏa thuận cấp bảo lãnh
Thỏa thuận cần quy định rõ nghĩa vụ phát hành thư bảo lãnh cho bên mua trước thời hạn giao nhận nhà theo hợp đồng.
- Số tiền bảo lãnh
Số tiền bảo lãnh tối đa cho từng bên mua không vượt quá tổng số tiền chủ đầu tư được phép nhận ứng trước từ bên mua theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
+ Bên bảo lãnh có quyền từ chối phát hành thư bảo lãnh nếu hợp đồng không phù hợp với quy định pháp luật.
+ Chủ đầu tư có nghĩa vụ thông báo chính xác số tiền đã nhận ứng trước từ bên mua cho bên bảo lãnh.
- Thư bảo lãnh
Thư bảo lãnh có hiệu lực từ thời điểm phát hành cho đến ít nhất 30 ngày sau thời hạn chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh
Văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh cần có thông tin về bên bảo lãnh và chủ đầu tư; hiệu lực của văn bản; thông tin về dự án hoặc phần dự án được bảo lãnh; cam kết của bên bảo lãnh về việc phát hành thư bảo lãnh cho tất cả bên mua; nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với bên mua (bao gồm số tiền chủ đầu tư phải trả nếu không bàn giao nhà đúng hạn); hồ sơ yêu cầu bảo lãnh từ bên mua (bao gồm thư bảo lãnh của ngân hàng).
- Quyền của bên mua
+ Được nhận thư bảo lãnh do bên bảo lãnh phát hành từ chủ đầu tư gửi đến;
+ Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư trên cơ sở xuất trình thư bảo lãnh kèm theo hồ sơ phù hợp với thư bảo lãnh.
Tổng hợp điểm mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024? (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư có phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ khai thuế như sau:
Hồ sơ khai thuế
...
2. Hồ sơ khai thuế tương ứng với từng loại thuế, người nộp thuế, phù hợp vơi phương pháp tính thuế, kỳ tính thuế (tháng, quý, năm, từng lần phát sinh hoặc quyết toán). Trường hợp cùng một loại thuế mà người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh thì thực hiện khai chung trên một hồ sơ khai thuế, trừ các trường hợp sau:
a) Người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động xổ số kiến thiết, xổ số điện toán thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, lợi nhuận sau thuế riêng cho hoạt động xổ số kiến thiết, xổ số điện toán.
b) Người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
c) Người nộp thuế có khoản thu hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho hoạt động thu hộ.
d) Người nộp thuế đang hoạt động có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho từng dự án đầu tư; đồng thời phải bù trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho từng dự án đầu tư với số thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có) của hoạt động, kinh doanh đang thực hiện cùng kỳ tính thuế.
đ) Người nộp thuế được giao quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức nhưng không thành lập pháp nhân riêng thì thực hiện khai thuế riêng đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh theo thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Theo đó, doanh nghiệp có dự án đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho dự án đầu tư của mình và việc khai thuế phải phù hợp với phương pháp tính thuế và kỳ tính thuế (theo tháng, theo quý hoặc theo từng lần phát sinh).
Do đó chủ đầu tư có dự án đầu tư phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo đúng phương pháp tính thuế đã chọn và căn cứ vào kỳ tính thuế đã xác định, để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT.
- Hành lang bảo vệ nguồn nước là gì? Nguồn nước nào phải lập hành lang bảo vệ?
- Doanh thu năm 2024 của hộ kinh doanh bao nhiêu thì phải đóng thuế môn bài 2025?
- Xe tang có được ưu tiên vượt đèn đỏ không? Xe tang có được miễn phí sử dụng đường bộ 2025?
- Mở nhà thuốc phải đóng thuế gì theo quy định pháp luật?
- Xe ô tô, xe máy không nhường đường xe cấp cứu phạt bao nhiêu 2025? Xe cấp cứu có phải nộp phí sử dụng đường bộ?
- Chi nhánh của doanh nghiệp có được xuất hóa đơn giá trị gia tăng không? Hóa đơn giá trị gia tăng là gì?
- Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đối với con năm 2025? Mỗi người con được giảm trừ gia cảnh bao nhiêu?
- Phân bổ thuế giá trị gia tăng là gì? Năm 2025, được phân bổ thuế giá trị gia tăng trong trường hợp nào?
- Tài khoản 334 theo Thông tư 133 được dùng để làm gì, kết cấu và nội dung thế nào?
- Khi có thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì mã số thuế còn sử dụng được trong các giao dịch kinh tế không?