Thu nhập 20 triệu đóng thuế TNCN bao nhiêu?
Thu nhập bao nhiêu thì đóng thuế TNCN?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
…
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
…
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, theo những quy định trên thì trong trường hợp cá nhân cư trú ký kết hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên có mức lương dưới 11 triệu đồng/ tháng thì sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Nếu cá nhân đó có thu nhập trên 11 triệu đồng/ tháng và sau khi đã trừ đi khoản giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc với mức 4,4 triệu đồng/ tháng/ người phụ thuộc mà vẫn còn dư thì sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Thu nhập 20 triệu đóng thuế TNCN bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thu nhập 20 triệu đóng thuế TNCN bao nhiêu?
Để tính được thuế TNCN cho người lao động thì cần phải phân biệt được người lao động có thu nhập đó là cá nhân cư trú hay là cá nhân không cư trú. Vì 02 đối tượng này sẽ có cách tính thuế TNCN khác nhau:
- Đối với cá nhân không cư trú: thì tính theo biểu toàn phần 20%
Thuế TNCN phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế
=> Thu nhập 20 triệu sẽ phải đóng thuế TNCN là 4.000.000 đồng.
(Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
- Đối với cá nhân cư trú:
Căn cứ pháp lý: Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Công thức tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất
+ TH1: Nếu NLĐ đó ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc ký các loại hợp đồng như thử việc, khoán việc, dịch vụ... thì sẽ tính thuế TNCN theo tỷ lệ 10%:
Thuế TNCN phải nộp = 10% x Tổng thu nhập
=> Thu nhập 20 triệu sẽ phải đóng thuế TNCN là 2.000.000 đồng.
+ TH2: Nếu NLĐ đó ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên (bao gồm cả HĐLĐ vô thời hạn) thì sẽ tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần
Thuế suất theo lũy tiến từng phần tại Phụ lục số 01/PL-TNCN được ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/ năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/ tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Tính thuế TNCN như sau:
* Thu nhập 20 triệu đồng và không có người phụ thuộc thì số tiền đóng thuế TNCN như sau:
Thu nhập chịu thuế = 20 triệu - 11 triệu = 9 triệu
=> Thuế TNCN = 5 triệu x 5% + 4 triệu x 10% = 650.000 đồng.
* Thu nhập 20 triệu đồng và có người phụ thuộc thì số tiền đóng thuế TNCN như sau:
+ Nếu có 1 người phụ thuộc thì thu nhập chịu thuế = 20 triệu - 11 triệu - 4,4 triệu = 4,6 triệu
=> Thuế TNCN = 4,6 triệu x 5% = 230.000 đồng.
+ Nếu có 2 người phụ thuộc thì thu nhập chịu thuế = 20 triệu - 11 triệu - 4,4 triệu x 2 = 200.000 đồng
=> Thuế TNCN = 200.000 đồng x 5% = 10.000 đồng.
+ Nếu có từ 3 người phụ thuộc trở lên thì không không phải đóng thuế TNCN.
Lưu ý: Tính thuế TNCN như trên trong trường hợp thu nhập 20 triệu là thu nhập chịu thuế sau khi đã trừ các khoản giảm trừ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,...
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế và quyết toán thuế theo hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ tại văn bản hướng dẫn về quản lý thuế.
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế trong trường hợp sau:
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng chưa thực hiện khấu trừ thuế thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý.
- Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên chuẩn Thông tư 80? Lưu ý khi viết tờ khai quyết toán thuế tài nguyên?
- Dự báo thời tiết Hà Nội 16 ngày tới? Tết Âm lịch 2025 cán bộ, công chức Hà Nội được nghỉ mấy ngày?
- Chuyển địa điểm kinh doanh có nộp lại tờ khai thuế môn bài 2025 không? Khi nào hết hạn nộp thuế môn bài 2025?
- Mẫu hợp đồng lao động mới nhất năm 2025?
- Cách xác định tiền lương công chức để tính hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định 178? Phụ cấp ưu đãi có chịu thuế TNCN?
- [CẬP NHẬT] Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 63 tỉnh thành toàn quốc? Nhập khẩu pháo hoa có phải nộp thuế BVMT?
- Miễn lệ phí môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập năm đầu đúng không?
- Cách đăng ký thuế trong trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngày 06/02/2025?
- Tổng quan lệ phí môn bài 2025? Ai phải nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài 2025?
- Chi tiết bản đồ hành chính TP HCM? Lương tối thiểu vùng tại TP HCM hiện nay là bao nhiêu?