Thời hạn nộp thuế được xác định như thế nào? Những rủi ro và xử lý thế nào khi không nộp thuế đúng thời hạn?
Thời hạn nộp thuế được xác định như thế nào?
Theo Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 thì thời hạn nộp thuế được xác định như sau:
(1) Trường hợp người nộp thuế tính thuế: thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Đối với dầu thô, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo lần xuất bán dầu thô là 35 ngày kể từ ngày xuất bán đối với dầu thô bán nội địa hoặc kể từ ngày thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan đối với dầu thô xuất khẩu.
Đối với khí thiên nhiên, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng.
(2) Trường hợp cơ quan thuế tính thuế: thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
(3) Trường hợp đối với các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước từ đất, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tiền sử dụng khu vực biển, lệ phí trước bạ, lệ phí môn bài: thời hạn nộp thuế theo quy định tại Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
(4) Trường hợp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế: thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016;
Trường hợp phát sinh số tiền thuế phải nộp sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa thì thời hạn nộp thuế phát sinh được thực hiện như sau:
- Thời hạn nộp thuế khai bổ sung, nộp số tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
- Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp; hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Thời hạn nộp thuế được xác định như thế nào? Những rủi ro và hình phạt khi không nộp thuế đúng thời hạn là gì?
Những rủi ro và xử lý khi không nộp thuế đúng thời hạn là gì?
Những rủi ro và hình phạt khi không nộp thuế đúng thời hạn mà người nộp thuế phải chịu được quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019.
Theo đó, nếu có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì bên cạnh việc phải nộp thuế đầy đủ, người nộp thuế còn phải nộp tiền chậm nộp thuế.
Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Thời gian tính tiền chậm nộp thuế được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp.
Ngoài ra, theo Điều 31 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 thì bên cạnh việc phải nộp tiền chậm nộp thuế, người nộp thuế còn phải chịu rủi ro khi cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế nếu:
- Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định;
- Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế;
- Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
- Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
Người nộp thuế được gia hạn nộp thuế trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 62 Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế thuộc một trong trường hợp được gia hạn nộp thuế sau đây thì sẽ được gia hạn nộp thuế một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp:
- Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng gồm:
+ Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;
+ Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ.
Khi thuộc trường hợp này thì thời gian gia hạn nộp thuế sẽ là không quá 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế
- Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh. Thời gian gia hạn nộp thuế là không quá 01 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
- Hợp đồng kiểm toán phải có những nội dung gì? Giao kết hợp đồng kiểm toán không đủ nội dung bị phạt bao nhiêu?
- Điều chỉnh mức thuế khoán khi hộ khoán ngừng, tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
- Các hành vi bị nghiêm cấm của kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề năm 2025?
- Tải Bảng thanh toán tiền lương người lao động dành cho hộ cá nhân kinh doanh?
- Có được ghi tên hàng hóa trên hóa đơn là tên nước ngoài hay không?
- Yêu cầu chi trả gộp 2 tháng lương hưu và trợ cấp BHXH vào kỳ chi trả tháng 01/2025? Lương hưu có chịu thuế TNCN?
- Thông tin nợ phải trả của doanh nghiệp có phải bắt buộc cung cấp trong báo cáo tài chính hay không?
- Các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
- Khai man chứng từ kế toán bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú khác nhau như thế nào?