Thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt là khi nào?
Thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt là khi nào?
Căn cứ tại khoản 12 Điều 5 Thông tư 195/2015/TT-BTC quy định về thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
...
12. Thời điểm xác định thuế TTĐB như sau:
- Đối với hàng hóa: thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với dịch vụ: thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
...
Như vậy, thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
- Đối với hàng hóa: thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với dịch vụ: thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt là khi nào?
Trường hợp nào người nộp thuế được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định về hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
Hoàn thuế, khấu trừ thuế
1. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:
a) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;
b) Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
c) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa;
d) Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này chỉ thực hiện đối với hàng hoá thực tế xuất khẩu.
...
Như vậy, trường hợp nào người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp như sau:
(1) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;
(2) Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
(3) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa;
(4) Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Lưu ý: Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại (1) và (2) chỉ thực hiện đối với hàng hoá thực tế xuất khẩu.
Đối tượng nào không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 quy định đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được gồm như sau:
- Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
+ Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam;
+ Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
+ Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định;
+ Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định;
+ Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng;
+ Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ;
+ Xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên;
+ Xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;
- Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau,ngoại trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
- Mẫu kê khai giảm thuế GTGT 2025 theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP?
- Doanh nghiệp chia tách, sáp nhập thực hiện lập báo cáo tài chính trình bày ra sao?
- Tờ khai đăng ký thay đổi thông tin người nộp thuế theo Thông tư 86 là mẫu nào?
- Lỗi đi ngược chiều xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Thuế trước bạ xe máy là bao nhiêu phần trăm?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phải nộp lệ phí môn bài không?
- Luật giao thông mới nhất 2025? Nghị định xử phạt giao thông 2025? Tiền chậm nộp phạt vi phạm giao thông có giống tiền chậm nộp thuế không?
- Miễn lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh trong thời hạn bao lâu?
- Điều khiển xe máy chạy trên vỉa hè bị phạt đến 6 triệu đồng theo Nghị định 168? Xe gắn máy có được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ không?
- Giảm vốn điều lệ có nộp lại tờ khai lệ phí môn bài không?
- Cách phân biệt sự khác nhau giữa hộ chiếu và visa theo quy định pháp luật?