Phụ cấp đặc thù cho giáo viên hiện nay là bao nhiêu? Phụ cấp đặc thù của giáo viên có chịu thuế TNCN không?
Phụ cấp đặc thù dành cho những đối tượng giáo viên nào? Mức phụ cấp đặc thù hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 113/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện hưởng
Nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
Như vậy, các đối tượng giáo viên được hưởng phụ cấp đặc thù là:
- Nhà giáo dạy tích hợp;
- Nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên;
- Người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
Đòng thời theo Điều 2 Nghị định 113/2015/NĐ-CP có giải thích một số nội dung như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dạy tích hợp là vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong một bài học/học phần/mô đun/môn học.
2. Người có trình độ kỹ năng nghề cao là người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 trở lên hoặc bậc thợ 5/6, 6/7 trở lên.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học dành riêng cho người khuyết tật là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học có từ 70% trở lên số học viên là người khuyết tật.
4. Lớp hòa nhập là lớp học thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có từ 5% đến dưới 70% số học viên là người khuyết tật.
Theo đó, dạy tích hợp được hiểu là vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong một bài học/học phần/mô đun/môn học.
Còn người có trình độ kỹ năng nghề cao được hiểu là người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 trở lên hoặc bậc thợ 5/6, 6/7 trở lên.
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 113/2015/NĐ-CP có quy định về mức phụ cấp đặc thù cho nghề giáo viên như sau:
Mức phụ cấp
Nhà giáo quy định tại Điều 4 Nghị định này được hưởng phụ cấp đặc thù mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Như vậy, giáo viên hiện nay được hưởng phụ cấp đặc thù mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Mức phụ cấp đặc thù nghề giáo viên được xác định theo công thức như sau:
Mức phụ cấp đặc thù = 10% (mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)).
Phụ cấp đặc thù của giáo viên hiện nay là bao nhiêu? Phụ cấp đặc thù cho giáo viên có chịu thuế TNCN không? (Hình từ Internet)
Phụ cấp đặc thù của giáo viên có phải là thu nhập chịu thuế TNCN không?
Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) thì các khoản phụ cấp, trợ cấp sau đây sẽ được miễn thuế TNCN:
Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
b.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
...
Theo đó, phụ cấp đặc thù của giáo viên được xác định là phụ cấp đặc thù ngành nghề nên khoản phụ cấp này không phải là thu nhập chịu thuế TNCN.
- Mọi phát sinh liên quan đến việc ghi sổ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu đều phải lập chứng từ kế toán?
- Công chức thuế phải kê khai tài sản, thu nhập trước ngày 31/12?
- Người khai hải quan được khai bổ sung tờ khai hải quan trong những trường hợp nào?
- Điều kiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mới nhất ra sao?
- Loại giấy tờ nào sẽ chứng minh con dưới 18 tuổi là người phụ thuộc của người nộp thuế TNCN?
- Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn dưới 30 ngày thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời điểm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc của người nộp thuế TNCN là khi nào?
- Chính thức cho phép hoán đổi ngày làm việc để nghỉ lễ 30/4 - 01/5 năm 2025? Tiền công ty hỗ trợ vé xe về quê nghỉ lễ có chịu thuế?
- Mức thu phí thi hành án dân sự hiện nay là bao nhiêu? Những trường hợp nào không phải chịu phí thi hành án dân sự?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 cho người lao động đi làm ngày thứ 7?