Người khai hải quan có trách nhiệm gì khi được kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan?
Có bao nhiêu trường hợp phải kiểm tra sau thông quan?
Căn cứ Điều 78 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:
Các trường hợp kiểm tra sau thông quan
1. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
3. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
Như vậy, sẽ có 03 trường hợp phải kiểm tra sau thông quan như sau:
- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
- Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan 2014 thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
Có bao nhiêu trường hợp phải kiểm tra sau thông quan? (Hình từ Internet)
Người khai hải quan có trách nhiệm gì khi được kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan?
Căn cứ Điều 79 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:
Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
1. Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan, yêu cầu người khai hải quan cung cấp hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan.
Thời gian kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 05 ngày làm việc.
2. Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra.
Người khai hải quan có trách nhiệm giải trình, cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
Trong thời gian kiểm tra, người khai hải quan có quyền giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan.
3. Việc xử lý kết quả kiểm tra được quy định như sau:
a) Trường hợp thông tin, chứng từ, tài liệu được cung cấp và nội dung đã giải trình chứng minh nội dung khai hải quan là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận;
b) Trường hợp không chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng hoặc người khai hải quan không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, không giải trình theo yêu cầu kiểm tra thì cơ quan hải quan quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra phải ký thông báo kết quả kiểm tra và gửi cho người khai hải quan.
Do vậy, người khai hải quan sẽ có những trách nhiệm sau khi được kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan là:
Người khai hải quan có trách nhiệm giải trình, cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
Lưu ý: trong thời gian kiểm tra, người khai hải quan có quyền giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan.
Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 80 Luật Hải quan 2014 quy định về thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan như sau:
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc;
- Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục.
Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra.
Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
- Cá nhân hoạt động kinh doanh không thường xuyên nộp thuế môn bài 2025 bao nhiêu?
- Kiểm toán viên cho người khác sử dụng Chứng chỉ kiểm toán viên của mình để đăng ký hành nghề kiểm toán bị phạt bao nhiêu tiền?
- Tài khoản 627 Chi phí sản xuất chung theo Thông tư 200 có bao nhiêu tài khoản cấp 2?
- Điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại? Phí trọng tài thương mại bao gồm những khoản nào?
- Thời hạn lưu trữ hồ sơ kiểm toán nhà nước là bao lâu? Hồ sơ kiểm toán nhà nước được tiêu hủy khi nào?
- Công ty mẹ không phải là đơn vị có lợi ích công chúng thì có phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất không?
- Có phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất quý đối với công ty đại chúng quy mô lớn không?
- Tài khoản 335 phản ánh và không phản ánh nội dung gì theo Thông tư 200?
- Doanh nghiệp thành lập nửa đầu năm 2024 nộp thuế môn bài 2025 bao nhiêu?
- Có mấy bậc thuế môn bài năm 2025? Tiểu mục nộp thuế môn bài bậc 3 là gì?