Người đi bộ vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?

Người đi bộ vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168? Đối tượng phải thanh toán tiền phí dịch vụ sử dụng đường bộ từ năm 2025?

Người đi bộ vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
b) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

Theo quy định trên, người đi bộ vượt đèn đỏ có thể bị phạt từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng.

Người đi bộ vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?

Người đi bộ vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168? (Hình từ Internet)

Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

Người đi bộ; trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ
1. Người đi bộ phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ; trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình;
b) Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay;
c) Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển; khi mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
...

Theo quy định trên, người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ.

Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay.

Đối tượng phải thanh toán tiền phí dịch vụ sử dụng đường bộ từ năm 2025?

Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT quy định về đối tượng và chủ phương tiện phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ như sau:

Đối tượng và chủ phương tiện phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
1. Đối tượng thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là phương tiện giao thông đường bộ lưu thông qua trạm thu phí của dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do trung ương quản lý (sau đây gọi tắt là phương tiện).
2. Tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý phương tiện (sau đây gọi tắt là chủ phương tiện) thuộc đối tượng thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ quy định tại khoản 1 Điều này phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, trừ các trường hợp quy định tại Điều 3 của Thông tư này.

Theo quy định trên, đối tượng phải thanh toán tiền phí dịch vụ sử dụng đường bộ từ năm 2025 là:

- Phương tiện giao thông đường bộ lưu thông qua trạm thu phí của dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do trung ương quản lý (sau đây gọi tắt là phương tiện).

- Tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý phương tiện (sau đây gọi tắt là chủ phương tiện) thuộc đối tượng thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, trừ các trường hợp quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT.

Người đi bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Năm 2025, người đi bộ phải tuân thủ quy tắc gì để không bị phạt? Đối tượng nào được miễn phí sử dụng đường bộ?
Pháp luật
Người đi bộ vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Pháp luật
Từ 01/01/2025 người đi bộ đi sai quy định bị phạt bao nhiêu tiền? Đối tượng phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ từ năm 2025?
Mai Hoàng Trúc Linh
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch