Hội thẩm là ai? Đáp ứng tiêu chuẩn gì mới được làm Hội thẩm? Những chi phí tố tụng nào là chi phí cho Hội thẩm?
Hội thẩm là ai? Đáp ứng tiêu chuẩn gì mới được làm Hội thẩm?
Theo Điều 121 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về hội thẩm như sau:
Hội thẩm
1. Hội thẩm là người đại diện của Nhân dân tham gia xét xử tại Tòa án.
2. Hội thẩm gồm có:
a) Hội thẩm nhân dân;
b) Hội thẩm quân nhân.
Như vậy, Hội thẩm (Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân) là người đại diện của Nhân dân tham gia xét xử tại Tòa án.
Đồng thời, theo Điều 122 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về tiêu chuẩn Hội thẩm như sau:
Tiêu chuẩn Hội thẩm
1. Người được bầu, cử làm Hội thẩm phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực;
b) Từ đủ 28 tuổi đến 70 tuổi;
c) Có kiến thức pháp luật;
d) Có hiểu biết xã hội;
đ) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
e) Không đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức; không bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc;
g) Không thuộc trường hợp đang bị xử lý hình sự hoặc đã bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
h) Không thuộc trường hợp đã bị bãi nhiệm Hội thẩm.
2. Người được bầu làm Hội thẩm tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xét xử, giải quyết của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
Như vậy, đáp ứng tiêu chuẩn sau đây và được bầu, cử làm Hội thẩm mới được làm Hội thẩm:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực;
- Từ đủ 28 tuổi đến 70 tuổi;
- Có kiến thức pháp luật;
- Có hiểu biết xã hội;
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Không đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức; không bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc;
- Không thuộc trường hợp đang bị xử lý hình sự hoặc đã bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
- Không thuộc trường hợp đã bị bãi nhiệm Hội thẩm.
Hội thẩm là ai? Đáp ứng tiêu chuẩn gì mới được làm Hội thẩm? Những chi phí tố tụng nào là chi phí cho Hội thẩm? (Hình từ Internet)
Những chi phí tố tụng nào là chi phí cho Hội thẩm?
Theo Điều 46 Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 quy định về xác định chi phí cho Hội thẩm như sau:
Xác định chi phí cho Hội thẩm
Chi phí cho Hội thẩm bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
1. Phụ cấp xét xử;
2. Chi phí đi lại;
3. Chi phí thuê phòng nghỉ;
4. Phụ cấp lưu trú;
5. Chi phí khác.
Như vậy, những chi phí tố tụng sau đây là chi phí cho Hội thẩm:
Phụ cấp xét xử; Chi phí đi lại; Chi phí thuê phòng nghỉ; Phụ cấp lưu trú; Chi phí khác.
- Dựng cây Nêu ngày Tết Âm lịch 2025 có ý nghĩa gì? Cơ quan thuế có làm việc vào ngày 27 Tết không?
- Hoạt động của tổ chức tín dụng sau tổ chức lại từ 17/2/2025 quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với tổ chức tín dụng kiểm soát đặc biệt?
- Xây dựng và phê duyệt phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định như thế nào?
- Kết cấu của tài khoản 356 theo Thông tư 200? Tài khoản kế toán 356 có bao nhiêu tài khoản cấp 2?
- Trốn thuế thu nhập cá nhân sẽ bị đi tù cao nhất bao lâu?
- Xe ô tô tính, nộp phí sử dụng đường bộ theo chu kỳ kiểm định như thế nào? Bảng chu kỳ kiểm định xe ô tô mới nhất 2025?
- Những đối tượng được miễn tạm ứng, miễn một số chi phí tố tụng từ 01/7/2025?
- Hướng dẫn tự quyết toán thuế TNCN 2025 trên Etax Mobile theo tờ khai 02/QTT?
- Có bị phạt khi không quyết toán thuế thu nhập cá nhân không?