Hoạt động vận tải quốc tế có thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 0% không? Nếu có thì điều kiện áp dụng là gì?
Hoạt động vận tải quốc tế có thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 0% không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế suất 0%:
Theo đó, thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC.
Như vậy, hoạt động vận tải quốc tế thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 0%.
Lưu ý: Vận tải quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện.
Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.
Ví dụ: Công ty vận tải X tại Việt Nam có tàu vận tải quốc tế, Công ty nhận vận chuyển hàng hóa từ Sin-ga-po đến Hàn Quốc. Doanh thu thu được từ vận chuyển hàng hóa từ Sin-ga-po đến Hàn Quốc là doanh thu từ hoạt động vận tải quốc tế.
Hoạt động vận tải quốc tế có thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 0% không? Nếu có thì điều kiện áp dụng là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện để hoạt động vận tải quốc tế được áp dụng thuế suất 0% là gì?
Điều kiện để hoạt động vận tải quốc tế được áp dụng thuế suất 0% được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé.
Cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận tải.
- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng.
Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân, có chứng từ thanh toán trực tiếp.
Người nộp thuế GTGT là ai?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế GTGT bao gồm:
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
(1) Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Hợp tác xã 2023 và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
(2) Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
(3) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư 2020; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
(4) Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
(5) Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
(6) Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
- Con nhận thừa kế ô tô từ cha mẹ có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
- Hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu theo Công văn 5025/TCT-KK như thế nào?
- Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán có phải nộp hồ sơ khai thuế quý không?
- Để được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế cần những điều kiện gì?
- Người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đúng không?
- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài có được hưởng thuế suất thuế GTGT là 0% không?
- Có phải đóng thuế TNCN thu nhập từ chứng khoán trên sàn nước ngoài không?
- Đại lý thuế có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Tiểu mục thuế môn bài hộ kinh doanh năm 2025?
- Hành vi nào của công chức thuế bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ?