Cách viết hạn chế khuyết điểm Mẫu 02A bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
Cách viết hạn chế khuyết điểm Mẫu 02A bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
Hiện nay Mẫu bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý đang được sử dụng là Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023: Tải về
Trong Mẫu 02A có phần II - Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân, trong đó Đảng viên là cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý phải điền những hạn chế khuyết điểm và nguyên nhân của hạn chế khuyết điểm đó.
Khi viết hạn chế khuyết điểm Mẫu 02A, người viết có thể phân tích các hạn chế khuyết điểm dựa trên 03 nội dung tại mục "Ưu điểm, kết quả đạt được" và ở phần nguyên nhân hạn chế khuyết điểm thì cần tự tìm và nêu rõ nguyên nhân.
Theo đó, Đảng viên là cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý có thể tham khảo cách viết hạn chế khuyết điểm Mẫu 02A bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 sau đây:
(1) Hạn chế khuyết điểm
- Các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu sâu về các chủ trương, chính sách và các Nghị quyết, Quy định của Đảng; kiến thức pháp luật còn hạn chế;
- Chưa mạnh dạn đưa ra các đề xuất, tham mưu để có những giải pháp phù hợp nhằm phát huy tốt hơn nữa trong hoạt động của Chi bộ, Đảng ủy cũng như trong công tác chuyên môn của bản thân;
- Chưa mạnh dạn, tự tin đưa ra các đóng góp ý kiến, các đề xuất mới trong sinh hoạt chi bộ vì còn thiếu tự tin, lo lắng và có sự nể nang tình cảm trong công tác phê bình và tự phê bình.
(2) Nguyên nhân của hạn chế khuyết điểm
- Nguyên nhân chủ quan: Bản thân chưa sắp xếp thời gian một cách hợp lý để hoàn thành công việc, hoặc thiếu sót trong việc nghiên cứu các quy định, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Nguyên nhân khách quan: Tính chất công việc phức tạp và khối lượng công việc lớn dẫn đến việc khó tránh khỏi một số sai sót trong quá trình thực hiện.
-Thiếu kỹ năng hoặc kiến thức: Việc chưa cập nhật đầy đủ kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ khiến cho việc thực hiện một số nhiệm vụ chưa đạt hiệu quả tối ưu.
- Môi trường làm việc: Có thể do môi trường công tác còn nhiều áp lực hoặc cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ, ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả công việc.
Cách viết hạn chế khuyết điểm Mẫu 02A Mẫu bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 6 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định về nội dung kiểm điểm như sau:
Nội dung kiểm điểm
Nội dung kiểm điểm tập trung làm rõ những kết quả đạt được, khuyết điểm, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, giải pháp và thời gian khắc phục.
...
2. Cá nhân
2.1. Cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
b) Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.
c) Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.
d) Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm; việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước (nếu có).
...
Như vậy, Đảng viên là cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sẽ có những nội dung kiểm điểm cuối năm 2024 như sau:
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
- Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.
- Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.
Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm; việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước.
Mức đóng đảng phó đối với đảng viên trong lực lượng vũ trang là bao nhiêu?
Theo Mục I Phần B Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định mức đóng đảng phí của đảng viên hiện nay như sau:
I- Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên
Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.
1- Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí.
2- Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội.
3- Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị.
4- Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…): đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động.
...
Như vậy, đảng viên trong đơn vị lực lượng vũ trang đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, phụ cấp.
Đồng thời:
- Khuyến khích đảng viên tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý.
- Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn
- Trường hợp nào người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo Thông tư 105?
- Trường hợp biên lai bị cháy thì phải xử lý như thế nào?
- Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ thừa kế của cá nhân cư trú được tính như thế nào?
- Đất xây dựng cơ sở nuôi dưỡng người khuyết tật có được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không?
- Chứng chỉ đại lý thuế phải thi bao nhiêu môn?
- Có bao nhiêu phương pháp sửa chữa sổ kế toán?
- Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế khi có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương?
- Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế là gì? Thời hạn thanh tra thuế là khi nào?
- Mẫu số 02/ĐN-HĐG Đơn đề nghị mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in mới nhất?
- Dịch vụ T-VAN là gì? Thủ tục đăng ký giao dịch điện tử qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được quy định như thế nào?