Các loại chứng từ theo quy định hiện nay? Nội dung các loại chứng từ được quy định như thế nào?
Các loại chứng từ theo quy định hiện nay?
Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về các loại chứng từ sau:
Loại chứng từ
1. Chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế bao gồm:
a) Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân;
b) Biên lai gồm:
b.1) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá;
b.2) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá;
b.3) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
2. Trong quá trình quản lý thuế, phí, lệ phí theo quy định của Luật Quản lý thuế trường hợp có yêu cầu các loại chứng từ khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì các loại chứng từ bao gồm:
- Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
- Biên lai, trong đó có:
+ Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá;
+ Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá;
+ Biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
- Các loại chứng từ khác.
Các loại chứng từ theo quy định hiện nay? Nội dung các loại chứng từ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung các loại chứng từ được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nội dung chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và biên lai như sau:
(1) Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
- Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
+ Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế;
+ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp;
+ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế);
+ Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam);
+ Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận;
+ Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;
+ Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.
Lưu ý: Trong trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.
(2) Biên lai
- Đối với loại chứng từ là biên lai thì bao gồm các nội dung sau:
+ Tên loại biên lai: Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
+ Ký hiệu mẫu biên lai và ký hiệu biên lai.
Ký hiệu mẫu biên lai là các thông tin thể hiện tên loại biên lai, số liên biên lai và số thứ tự mẫu trong một loại biên lai (một loại biên lai có thể có nhiều mẫu).
Ký hiệu biên lai là dấu hiệu phân biệt biên lai bằng hệ thống các chữ cái tiếng Việt và 02 chữ số cuối của năm.
Đối với biên lai đặt in, 02 chữ số cuối của năm là năm in biên lai đặt in. Đối với biên lai tự in và biên lai điện tử, 02 chữ số cuối của năm là năm bắt đầu sử dụng biên lai ghi trên thông báo phát hành hoặc năm biên lai được in ra.
+ Số biên lai là số thứ tự được thể hiện trên biên lai thu thuế, phí, lệ phí. Số biên lai được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 7 chữ số. Đối với biên lai tự in, biên lai đặt in thì số biên lai bắt đầu từ số 0000001. Đối với biên lai điện tử thì số biên lai điện tử bắt đầu từ số 1 vào ngày 01 tháng 01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng biên lai điện tử và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
+ Liên của biên lai (áp dụng đối với biên lai đặt in và tự in) là số tờ trong cùng một số biên lai. Mỗi số biên lai phải có từ 02 liên hoặc 02 phần trở lên, trong đó:
Liên (phần) 1: lưu tại tổ chức thu;
Liên (phần) 2: giao cho người nộp thuế, phí, lệ phí;
Các liên từ thứ 3 trở đi đặt tên theo công dụng cụ thể phục vụ công tác quản lý theo quy định của pháp luật.
+ Tên, mã số thuế của tổ chức thu thuế, phí, lệ phí.
+ Tên loại các khoản thu thuế, phí, lệ phí và số tiền ghi bằng số và bằng chữ.
+ Ngày, tháng, năm lập biên lai.
+ Chữ ký của người thu tiền. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì chữ ký trên biên lai điện tử là chữ ký số.
+ Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in biên lai (đối với trường hợp đặt in).
Lưu ý: Biên lai được thể hiện là tiếng Việt, trong trường hợp cần ghi thêm tiếng nước ngoài thì phần ghi thêm bằng tiếng nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn “( )” hoặc đặt ngay dưới dòng nội dung ghi bằng tiếng Việt với cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
- Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đăng ký giảm trừ gia cảnh có phải là mã số thuế cá nhân của người phụ thuộc không?
- Biên bản niêm phong tài liệu liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo Thông tư 80?
- Sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh theo hình thức nào?
- Từ ngày 01/01/2025, loại giấy phép lái xe nào không có thời hạn? Lệ phí cấp mới giấy phép lái xe?
- Các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế TNCN mẫu 05/QTT-TNCN?
- Từ 01/01/2025 kế toán có quyền bảo lưu ý kiến chuyên môn khi khác ý kiến với người ra quyết định không?
- Doanh thu năm 2024 từ bao nhiêu mới phải nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của ngân hàng Agribank? Ngân hàng Agribank có chức năng thu thuế không?
- TCT triển khai ứng dụng tra cứu xử lý hóa đơn điện tử liên quan đến doanh nghiệp rủi ro?
- Tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân mới nhất 2025?