Các hình thức văn bản do cơ quan Thuế soạn thảo và ban hành bao gồm những hình thức nào?
Các hình thức văn bản do cơ quan Thuế soạn thảo và ban hành bao gồm những hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy chế công tác văn thư tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 1283/QĐ-TCT năm 2020 thì các hình thức văn bản do cơ quan Thuế soạn thảo và ban hành bao gồm:
(1) Văn bản quy phạm pháp luật: Tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ Tài chính.
(2) Văn bản hành chính:
- Quyết định, chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình
- Hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy giới thiệu, giấy mời, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
(3) Văn bản chuyên ngành:
- Hóa đơn tài chính; tờ khai thuế; phiếu xác minh hóa đơn, chứng từ; lệnh hoàn; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; Kết luận thanh tra, kiểm tra thuế;
- Các văn bản hình thành trong quy trình Hoàn thuế, quản lý nợ thuế; Giấy xác nhận thu, nộp tiền thuế; các loại văn bằng chứng chỉ do cơ quan Thuế phát hành;
- Các văn bản được tạo lập, phát hành trên các phần mềm quản lý chuyên ngành Thuế và một số mẫu biểu được quy định tại các Thông tư do Bộ Tài chính ban hành
(4) Văn bản trao đổi với các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài: Công hàm, công thư.
(5) Văn bản chuyên ngành khác: Các loại văn bản thực hiện theo quy định của các cơ quan, tổ chức chuyên ngành khác.
(6) Văn bản nội bộ: Các văn bản do các đơn vị thuộc cơ quan Thuế các cấp soạn thảo phát hành, không đóng dấu của cơ quan, sử dụng trong nội bộ cơ quan, đơn vị như tờ trình nội bộ, phiếu lấy ý kiến giữa các đơn vị trong cơ quan.
Các hình thức văn bản do cơ quan Thuế soạn thảo và ban hành bao gồm những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Văn bản đi, văn bản đến của cơ quan Thuế phải được quản lý tập trung ở đâu?
Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 4 Quy chế công tác văn thư tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 1283/QĐ-TCT năm 2020 có quy định như sau:
Nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư
1. Nguyên tắc
Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo các nội dung quy định tại Quy chế này và đảm bảo theo các quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Văn bản của cơ quan Thuế các cấp phải được soạn thảo và ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật: Đối với văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đối với văn bản chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ Quy chế này báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định; đối với văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương II Quy chế này; đối với văn bản mật được thực hiện theo các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
b) Tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan Thuế các cấp phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký để quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật. Những văn bản đến không được đăng ký ở Văn thư cơ quan, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết; trường hợp hỏa tốc hẹn giờ đến ngoài giờ hành chính, cán bộ được giao làm nhiệm vụ tiếp nhận có trách nhiệm xử lý, sau đó chuyển ngay cho Văn thư cơ quan để làm thủ tục đăng ký.
c) Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn bản đến có đóng dấu chỉ các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được. Văn bản khẩn đi “Hỏa tốc”, “Hỏa tốc hẹn giờ” phải được hoàn thành thủ tục phát hành và chuyển phát ngay sau khi văn bản được ký đóng dấu. Văn bản không đóng dấu khẩn nhưng có tính chất quan trọng, yêu cầu thời gian xử lý gấp thì vào sổ và luân chuyển theo quy định để xử lý.
d) Văn bản phải được theo dõi, cập nhật trạng thái gửi, nhận, xử lý.
...
Theo đó, tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan Thuế các cấp phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký để quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
- Những văn bản đến không được đăng ký ở Văn thư cơ quan, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết
- Trường hợp hỏa tốc hẹn giờ đến ngoài giờ hành chính, cán bộ được giao làm nhiệm vụ tiếp nhận có trách nhiệm xử lý, sau đó chuyển ngay cho Văn thư cơ quan để làm thủ tục đăng ký.
- Tải về biểu mẫu hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại Phụ lục 2 Thông tư 80/2021/TT-BTC file word?
- Bia rượu có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi được ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu?
- Quy định về bổ nhiệm công chứng viên từ ngày 01/07/2025? Lệ phí cấp thẻ công chứng viên năm 2025 là bao nhiêu?
- 10 quy định về lao động tiền lương bị bãi bỏ toàn bộ từ 15/02/2025? Khoản thu nhập từ tiền lương nào chịu thuế TNCN?
- Lương tối thiểu vùng Tỉnh Sóc Trăng năm 2025 là bao nhiêu?
- Sau Tết Âm lịch 2025, còn bao nhiêu ngày nghỉ lễ trong năm 2025?
- Lãnh đạo không dự lễ hội sau Tết Âm lịch 2025 nếu không được cấp có thẩm quyền phân công theo Công điện 09?
- Tài khoản 1551 theo Thông tư 200 là tài khoản gì? Hướng dẫn phương pháp hạch toán tài khoản 155?
- Toàn văn Dự thảo Nghị định quản lý thuế đối với kinh doanh online của hộ, cá nhân kinh doanh?
- Công tác phí là gì? Công tác có phải thu nhập chịu thuế TNCN không?